LB Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích “U.S. News and World Report”. Mỹ và Israel lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng này.
LB Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích “U.S. News and World Report”. Mỹ và Israel lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng này.
Liên bang Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích “U.S. News and World Report"; tiếp đó là Mỹ và Israel.
Binh sỹ Nga tham gia cuộc tập trận chung giữa lực lượng vũ trang Nga và Belarus ở gần thành phố Baranovichi (Belarus). (Ảnh: AFP/TTXVN)
Theo phóng viên tại Moskva, Liên bang Nga đứng đầu trong bảng xếp hạng các lực lượng quân đội mạnh nhất thế giới năm 2024 của tạp chí phân tích “U.S. News and World Report.”
Mỹ và Israel lần lượt đứng thứ 2 và thứ 3 trong bảng xếp hạng này. Bảng xếp hạng đánh giá về sức mạnh quân sự của các nước dựa trên sự kết hợp các chỉ số, bao gồm số lượng binh sỹ, trình độ công nghệ vũ khí cũng như các nguồn lực kinh tế và chiến lược.
Đứng thứ 4 và thứ 5 trong xếp hạng này là Trung Quốc và Hàn Quốc, những nước đã tăng cường lực lượng quân đội trong những năm gần đây, tiếp đến là Iran (thứ 6) và Anh (thứ 7), thể hiện tiềm lực quân sự ổn định.
Ukraine dù gặp khó khăn, nhưng vẫn đứng ở vị trí thứ 8, phản ánh những nỗ lực đáng kể trong việc tăng cường lực lượng vũ trang. Hai nước còn lại trong top 10 là Đức và Thổ Thĩ Kỳ.
Danh sách trên cũng bao gồm các quốc gia khác có tiềm năng quân sự đáng kể. Pháp, Ấn Độ và Nhật Bản lần lượt được xếp ở các vị trí thứ 11, 14 và 16.
Ngoài các cường quốc quân sự lớn, danh sách này còn gồm các nước có sức mạnh quân sự và ảnh hưởng chiến lược đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây như Kazakhstan đứng thứ 22 và Serbia đứng thứ 18./.
Quân số lực lượng đặc biệt đứng đầu thế giới
Nhật báo Ilbo lớn nhất của Hàn Quốc cho biết, từ năm 2006 đến nay, Lực lượng đặc biệt (LLĐB) của quân đội Triều Tiên đã phát triển một bước dài, quân số tăng 50%, từ 12 vạn lên 18 vạn, đồng thời tiến hành tăng cường huấn luyện tác chiến tập kích ban đêm, tác chiến vùng rừng núi và thành phố...
Giới phân tích Hàn Quốc cho rằng, Triều Tiên mở rộng biên chế LLĐB quy mô lớn là có tham khảo cuộc chiến của Mỹ trên chiến trường Iraq và Afghanistan, nếu chiến tranh nổ ra, thời kỳ đầu LLĐB Triều Tiên sẽ nhanh chóng triển khai lực lượng, hình thành thế trận cài răng lược, trà trộn cùng với quân đội hai nước Hàn Quốc và Mỹ, khiến quân Mỹ, Hàn rất khó sử dụng lực lượng không quân mạnh để tiến hành công kích, từ đó triệt tiêu ưu thế về vũ khí thông thường của đối phương và bảo tồn được binh lực của mình.
Giới phân tích Nhật Bản cho rằng, Triều Tiên tăng cường năng lực tác chiến, lấy tác chiến đặc biệt là đại diện, sẽ có hiệu quả tránh được ưu thế về trang bị vũ khí của lực lượng thông thường quân đội hai nước Mỹ - Hàn. Tương lai nếu nổ ra đối đầu quân sự Triều - Hàn, biện pháp này của Triều Tiên có thể có hiệu quả tạo ra sự kiềm chế đối phương...
Hãng thông tấn Pháp bình luận, quân đội nhân dân Triều Tiên đang duy trì một LLĐB lớn nhất trên thế giới, nhiệm vụ mà lực lượng này đảm nhiệm mang tính quyết định thắng bại của quân đội Triều Tiên. Khác với LLĐB của các nước khác, LLĐB Triều Tiên là lực lượng tác chiến cơ bản, luôn kề vai sát cánh tác chiến với lực lượng chính quy quân đội. Trong "Chiến lược Nam tiến tập kích bất ngờ" của Triều Tiên, LLĐB Triều Tiên đóng vai trò rất quan trọng.
"Con dao nhọn" của quân đội nhân dân Triều Tiên
Từ những năm 70 của thế kỷ XX, thế giới đã biết tiếng tăm của LLĐB Triều Tiên, là một lực lượng vũ trang đầy sắc thái thần bí. LLĐB Triều Tiên chủ yếu thực hiện trinh sát địch hậu, hoạt động đột kích và phá hoại, hiệp trợ cho hoạt động của cơ quan tình báo, phản gián.
Cơ quan chỉ huy cao nhất của LLĐB Triều Tiên là Bộ Quốc phòng. LLĐB hợp thành gồm 3 bộ phận: Bộ binh trang bị nhẹ, lực lượng trinh sát, lực lượng bắn tỉa.
Mỗi một chi đội của LLĐB có thể được gọi là "con dao nhọn" của quân đội nhân dân Triều Tiên.
So sánh với LLĐB của các nước khác, trang bị vũ khí của LLĐB Triều Tiên nói chung là bình thường, nhưng vũ khí tinh thần thì mãnh liệt không gì có thể so sánh. Được biết, các thành viên của LLĐB Triều Tiên đều được tuyển chọn từ các binh sĩ chính quy đã và đang phục vụ trong quân đội từ 4-7 năm, về chính trị tuyệt đối tin cậy.
Sau khi được chọn vào LLĐB, họ tiếp tục được huấn luyện các nội dung đặc biệt với yêu cầu nghiêm khắc, để trở thành con người có bản lĩnh siêu cường, có kỹ năng quân sự đặc biệt.
Dùng "hỗn hợp chiến" để đối phó với đối phương
Giới phân tích quân sự cho rằng, Triều Tiên tiến hành đẩy mạnh xây dựng LLĐB quy mô lớn là để phát huy ưu thế chiến thuật tác chiến phi thông thường trong chiến tranh, từ đó sẽ bổ sung sự yếu kém và không đầy đủ về trang bị vũ khí của lực lượng thông thường.
Thực tế, tình hình chiến trường Iraq và Afghanistan đã cho thấy, tác chiến phi thông thường đúng là điều khó ứng phó của quân Mỹ. Trong tương lai, chắc chắn quân Mỹ sẽ không tránh khỏi phải đối mặt với một loại chiến tranh kiểu hỗn hợp - chiến tranh thông thường và chiến tranh phi thông thường cùng tồn tại.
Các chuyên gia quân sự cho rằng, Triều Tiên có tiềm lực mạnh phát động "Hỗn hợp chiến"; nếu chiến tranh nổ ra, cùng với lực lượng pháo binh hùng hậu và lực lượng tên lửa đạn đạo của mình, Triều Tiên có thể thực thi tiến công hỏa lực có hiệu quả vào các mục tiêu đối phương.
Con trai Chủ tịch Kim làm Giám đốc Cục An ninh quốc gia
Đối với CHDCND Triều Tiên và thế giới, Kim Jong-un (hay Woo) vẫn còn là một bí ẩn. Sau khi được cha bổ nhiệm, hiện nay Kim Jong-un chính thức làm Giám đốc Cục An ninh quốc gia đầy quyền lực. Và theo dư luận, trong tương lai, Kim Jong-un sẽ thay thế cha trở thành người đứng đầu CHDCND Triều Tiên.
Loan tin này đầu tiên vào ngày 24/6 vừa qua là nhật báo Donga Ilbo của Hàn Quốc. Kế đến một số báo Trung Quốc và nước ngoài đều đồng loạt đưa tin, bài và hình ảnh về Kim Jong-un - một con người rất bí ẩn đối với Triều Tiên và cả thế giới. Nhân khi Bình Nhưỡng kỷ niệm 15 năm ngày mất của Chủ tịch Kim Il-sung (Kim Nhật Thành) vào hôm 8/7 vừa qua khi có sự xuất hiện lần thứ nhất của Kim Jong-il sau các đồn đoán về việc ông bị bệnh, báo chí trong và ngoài nước lại được dịp có bài phân tích về Kim Jong-un - nhân vật bí hiểm sau này sẽ là người đứng đầu Đảng và Nhà nước Triều Tiên.
Chủ tịch Kim có 3 người con - tất cả đều học tại Thụy Sĩ. Theo Reuters, Kim Jong-un một lòng theo sự nghiệp của cha. Mẹ cậu vốn là một người Triều Tiên gốc Nhật tên Ko Young-hee, giáo viên dạy vũ đạo.
Năm 11 tuổi, sau khi mẹ mất, Kim Yong-un được cha gửi đến Thụy Sĩ học ở Trường quốc tế Berne tại thủ đô Berne. Lớn lên, Kim Yong-un thông thạo 3 ngoại ngữ Anh, Pháp, Đức, từ thời trung học đã thích trượt tuyết và học ngoại ngữ. Theo báo chí, vào tháng 3/2009, Kim Jong-un đã được cha dẫn đến thăm trụ sở của Cục An ninh quốc gia - Cơ quan Tình báo của Triều Tiên.
Năm nay 28 tuổi, theo báo Donga Ilbo, Kim Jong-un đã được cha yêu cầu các vị lãnh đạo trong cơ quan tình báo bảo vệ cũng như đã từng bảo vệ mình. Vào tháng 6/2009, trong khi đến thăm một trường đại học chuyên đào tạo những điệp viên, ông Kim cũng đã có những phát biểu về việc Kim Jong-un và cũng đề nghị đơn vị này cần phải bảo vệ cậu một cách chu đáo.
Cục An ninh quốc gia là cơ quan chịu trách nhiệm giám sát chặt chẽ các cơ quan chính phủ, quân đội và người dân, đồng thời đảm nhận việc thực hiện những nhiệm vụ tình báo quốc nội và quốc ngoại. Việc bổ nhiệm Kim Jong-un làm Giám đốc Cục An ninh là một hành động từng bước chuẩn bị cho việc kế vị sau này của Chủ tịch Kim.
Theo các nhà quan sát, việc "gửi gắm" Kim Yong-un với một số tướng lĩnh trong ngành công an, tình báo và quân đội, có lẽ là bởi Kim Jong-un tuổi còn nhỏ, Chủ tịch Kim Jong-il muốn con trai sau này có một chỗ dựa vững chắc.
Chủ tịch Kim Jong-il nay đã 67 tuổi, sức khỏe lại yếu sau cú đột quị vào mùa hè năm 2008, lo tìm người kế vị là điều tất yếu. Nhân kỷ niệm 15 năm lãnh tụ Kim Il-sung qua đời, báo chí Triều Tiên và thế giới một lần nữa lại đăng tin bài về việc Kim Jong-un đã được cha chọn làm người kế vị và hy vọng sẽ đảm đương được trọng trách đã được cha giao phó
Theo kênh NBC News, ngày 11/1, hai quan chức Mỹ cho biết Mỹ và Anh đã tiến hành các cuộc tấn công quân sự nhằm vào nhiều mục tiêu Houthi trên khắp đất nước Yemen.
Họ thực hiện đòn không kích bằng máy bay chiến đấu và tên lửa Tomahawk được phóng từ tàu Hải quân.
Các vụ tấn công đáp trả này diễn ra ngay sau khi Bộ Chỉ huy Trung tâm Mỹ (CENTCOM) báo cáo về việc lực lượng Houthi bắn tên lửa đạn đạo chống hạm từ Yemen vào các tuyến đường vận chuyển quốc tế ở Vịnh Aden.
Tuyên bố trên cho biết sự việc không gây ra thương tích hay thiệt hại nào cho các tàu đang hoạt động trong khu vực. Ngoài ra, một tàu thương mại đã nhìn thấy một quả tên lửa lao xuống biển. CENTCOM lưu ý động thái tấn công trên đánh dấu lần thứ 27 lực lượng Hồi giáo Houthi nhắm mục tiêu vào hoạt động vận chuyển quốc tế kể từ ngày 19/11/2023.
Hồi tháng 12/2023, để xử lý các cuộc tấn công của Houthi ở Biển Đỏ, Mỹ đã thành lập một liên minh hải quân mang tên "Chiến dịch Người bảo vệ Thịnh vượng", để bảo vệ an ninh cho tuyến đường vận tải biển quan trọng vốn chiếm khoảng 12% hoạt động thương mại hàng hải toàn cầu này.
Lực lượng Houthi tại Yemen đã tăng cường thực hiện các vụ tấn công nhằm vào các tàu thương mại ở Biển Đỏ. Nhiều hãng vận tải lớn, bao gồm Maersk và Hapag-Lloyd, đã quyết định để các tàu của hãng tạm dừng di chuyển qua Biển Đỏ và thay đổi lộ trình di chuyển theo tuyến đường dài hơn qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi. Houthi tuyên bố sẽ tiếp tục các cuộc tấn công cho đến khi Israel dừng xung đột ở Dải Gaza, đồng thời cảnh báo sẽ tấn công các tàu chiến Mỹ nếu Houthi trở thành mục tiêu tấn công.