Phố Người Nhật Ở Hà Nội

Phố Người Nhật Ở Hà Nội

Là nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam , phố cổ Hà Nội với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay, phố cổ ngày càng được đầu tư , khai thác và phát triển du lịch. Vậy phố cổ Hà Nội ở đâu, nằm ở quận nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Là nét đặc trưng văn hóa của Việt Nam , phố cổ Hà Nội với vẻ đẹp trầm mặc, cổ kính là điểm đến lý tưởng của khách du lịch trong và ngoài nước. Ngày nay, phố cổ ngày càng được đầu tư , khai thác và phát triển du lịch. Vậy phố cổ Hà Nội ở đâu, nằm ở quận nào? Hãy cùng tìm hiểu qua bài chia sẻ dưới đây.

Những Điều Bạn Cần Biết Về Phố Cổ Hà Nội

Phố cổ Hà Nội là tên gọi của một khu vực dân cư vốn xuất hiện từ thời Lý – Trần, nằm ở phía Đông của Hoàng thành Thăng Long, kéo dài đến bờ sông Hồng – nay là khu vực phía Bắc và phía Tây của quận Hoàn Kiếm. Khi ấy, dân cư từ các làng xung quanh vùng đồng bằng Bắc Bộ tề tựu về khu vực này sinh sống, hình thành những khu phố nghề đặc trưng, và trở thành nơi giao thương sầm uất nhất kinh thành.

Đến đời Lê, một số Hoa kiều đến đây lập nghiệp và thành lập nên các khu phố Tàu. Vào thời Pháp thuộc, người Ấn và người Pháp cũng đến đây buôn bán. Chợ Đồng Xuân cũng được lập nên từ đây, với hệ thống đường ray xe điện Bờ Hồ - phương tiện giao thông một thời rất phổ biến ở Hà Nội.

Ngày nay, khu phố này không những là nơi mua bán nhộn nhịp nhất Hà Nội, mà còn là điểm du lịch hấp dẫn, thu hút rất nhiều người đến tham quan, nhất là khi tuyến phố đi bộ Hà Nội được mở ngang qua đây.

Hà Nội có nhiều phố cổ nhưng nơi hay được nhắc đến và tham quan nhiều nhất là khu phố cổ thuộc địa bàn quận Hoàn Kiếm, có tổng diện tích khoảng 100ha, bao gồm 76 tuyến phố thuộc 10 phường. Đây cũng là nơi được chính quyền sở tại quan tâm bảo tồn, gìn giữ.

Theo đó, #teamKlook lưu ý rằng, “Hà Nội 36 phố phường” là cách gọi mang tính ước lệ dành cho khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả phố cổ. Các con phố đa số được đặt tên theo làng nghề truyền thống được hình thành từ xưa, với chữ “Hàng” phía trước như: Hàng Đào, Hàng Bông, Hàng Gai, v.v.

Hiện nay, một số phố vẫn còn giữ được nghề truyền thống như: Hàng Mã, Hàng Tre, Hàng Thiếc, Thuốc Bắc... Một số khác tuy không còn làm nghề truyền thống, nhưng vẫn tập trung bán một loại hàng hóa nhất định, ví dụ như: phố Hàng Quạt bán đồ thờ cúng, phố Hàng Buồm bán bánh kẹo, phố Mã Mây chuyên các dịch vụ du lịch. Mỗi phố nghề ở đây đều mang một đặc trưng riêng biệt, đem lại nhiều ấn tượng và cảm nhận khác nhau. Đến thăm phố cổ, bạn sẽ phần nào mường tượng được bức tranh xã hội, văn hóa, kinh tế của người dân Thăng Long từ nghìn xưa.

Khu phố cổ Hà Nội tọa lạc tại trung tâm quận Hoàn Kiếm, gần hồ Hoàn Kiếm, và được xác định theo phạm vi như sau:

Phía Nam là các đường Hàng Bông, Hàng Gai, Cầu Gỗ và Hàng Thùng.

Phía Đông là đường Trần Quang Khải và đường Trần Nhật Duật.

Hanoi Paradise Center Hotel & Spa

Địa chỉ: 22/5 Hàng Vôi, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 43A Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm

Địa chỉ: 136 Hàng Trống, phường Hàng Trống, quận Hoàn Kiếm

Giá tham khảo: từ 3.470.000 đồng/đêm

Địa chỉ: 51-53 Bát Sứ, phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm

Phố cổ Hà Nội có vị trí rất quan trọng trong lịch sử hình thành và phát triển thủ đô Thăng Long – Hà Nội, nơi chứa đựng rất nhiều di sản văn hóa, nghệ thuật, kiến trúc, cũng như lịch sử to lớn. Đến thăm phố cổ Hà Nội là bạn đang chiêm ngưỡng niềm tự hào bao đời của người dân Hà thành. Đừng quên truy cập

Có tận 1001 lý do để bạn tham gia

ngay và luôn. Hãy cùng mở khoá ưu đãi độc quyền dành cho người dùng App, đọc thêm tin tức hấp dẫn và kết nối với #teamKlook cùng sở thích nhé.

Nhập Mã BETTERONAPP DÀNH CHO NGƯỜI DÙNG MỚI

Ưu đãi lên đến 230K dành cho người dùng mới của ứng dụng Klook.

Bạn sẽ du lịch Phố cổ Hà Nội với ai nè?

Từ khoảng 100 năm nay, có ba dòng người Hà Nội di dân vào Sài Gòn trong 3 giai đoạn: trước 1954, năm 1954 và sau 1975. Họ sống rải rác ở hầu hết các quận của TP.HCM, nhưng tập trung nhiều nhất là ở quận 1, quận 3 và quận Tân Bình. Trong đó, khu dân cư K300, khu phố 4, phường 12, quận Tân Bình được xem là một “lát cắt” của Hà Nội ở vùng đất phương Nam này. Không tiếng nhạc xập xình, không quán xá ồn ào, khu dân cư là một Hà Nội tĩnh lặng, trầm mặc với những mái nhà mang kiến trúc cổ, những tiếng nhạc dân ca, ca trù êm dịu, cùng những quán hàng xén nhỏ xinh.

Một quán phở của người Hà Nội ở TP. HCM

Phong cách của người Hà Nội ở Sài Gòn có lẽ không thể nhận ra qua một cái liếc nhanh khi đi trên đường. Mà phải tiếp xúc với họ, bước vào không gian ngôi nhà của họ mới có thể nhận ra “chất Hà Nội” vẫn còn neo giữ trong tâm hồn họ. Người Hà Nội ở Sài Gòn, vừa có nét thanh lịch của người xứ Tràng An, lại vừa pha chút phóng khoáng của người dân Nam Bộ. Người Hà Nội dẫu vài ba đời ở Sài Gòn, vẫn đi nhẹ, nói khẽ, vẫn giữ những chuẩn mực của ngôn ngữ giao tiếp, nề nếp gia đình như phong tục ngoài Bắc. Con cháu trong nhà luôn biết kính trên, nhường dưới, đi thưa về gửi. Không khí gia đình luôn hòa thuận, ấm áp. Trong bữa cơm gia đình, hay dịp cúng giỗ luôn có hương vị của những món ăn Hà Nội trong đó.

Không lẫn vào đâu được cái “chất người Hà Nội” ở Sài Gòn là phong cách ẩm thực của họ. Ở khu phố K300 của người Hà Nội cứ mỗi dịp Tết đến là lại có một phiên chợ lá dong. Chợ chỉ họp trong vài ngày sắp Tết, bán toàn lá dong, lạt giang từ ngoài Bắc chuyển vào dùng để gói bánh chưng.

Giữa TP. HCM có một siêu thị Hà Nội như một cái chợ miền Bắc thu nhỏ, mùa nào bán thức nấy. Chúng ta có thể tìm mua ở đấy từ những món như giò Hà Nội, gạo nếp, đến những thứ như lá húng lìu, tía tô, quả sấu non, ô mai, bánh cốm... Và nhiều năm nay, mỗi dịp Tết về, lẫn trong những cội mai vàng của miền Nam là sắc màu hồng ngày Tết đặc trưng của Hà Nội, màu hoa đào Nhật Tân. Sắc màu hồng thắm của Bích đào, hồng phớt của Đào phai làm dịu đi cái nắng muôn thủa của vùng đất phương Nam này.

Phở Bắc là một trong những món ăn đặc trưng ở Sài Gòn. Nhưng phở Bắc khi vào trong này, hương vị và nguyên liệu đã thay đổi đi khá nhiều để phù hợp với khẩu vị của người miền Nam. Chỉ có quán phở Thìn, nằm trên đường Nguyễn Đình Chiểu, quận 3 là được nhiều người công nhận vẫn còn nguyên cái hương vị của phở Hà Nội. Một quán phở mà như có người từng nói rằng, khi đến ăn không chỉ là ăn phở Hà Nội, mà là vài chục phút được sống trong cái không khí của Hà Nội, hơi thở của Hà Nội. Bởi người chủ quán, trong nỗi thương nhớ Hà Nội của lòng mình, đã biến quán phở thành một không gian rất… Hà Nội. Với đường nhựa cũ, cột điện cũ, vỉa hè cũ giữa hai bên dãy phố cổ chạm nổi trên tường, tô, chén, dĩa, muỗng là gốm sứ Bát Tràng chính hiệu.

Người Hà Nội ở Sài Gòn, ngay đến công việc làm ăn cũng không xô bồ, vội vã. Có thể họ không là tri thức, có thể họ cũng buôn thúng bán mẹt, cũng giao dịch, buôn bán mà sao vẫn thấy có chút gì chậm rãi, khoan thai, lịch thiệp ở trong đó. Người Hà Nội ở Sài Gòn sống mỗi ngày cùng những sợi dây vô hình với gốc gác, quá khứ của mình. Như trong “Thương nhớ mười hai”, nhà văn Vũ Bằng từng viết “Ăn một tô hủ tíu thì nhớ đến phở Bắc chính cống ăn vào một buổi sáng rét căm căm. Trông thấy cua bể thì nhớ đến bát canh cua đồng nấu với rau rút và khoai sọ. Gặp một ngày bão rớt thì lòng lại buồn rười rượi, nhớ đến thu sơ với gió may, hoa vàng”.

Nhưng cái nỗi thương nhớ ấy là thương nhớ về một Hà Nội trong lòng những người Hà Nội ở Sài Gòn. Là những níu kéo để gìn giữ miền ký ức về nơi mình đã sinh ra, và từ đó ra đi đến sinh sống ở một vùng đất khác lạ về văn hóa, tập tục. Còn giờ đây với Sài Gòn, Hà Nội không còn khoảng cách của nỗi nhớ vời vợi về khoảng cách, bởi dấu ấn kinh kỳ mà người Hà Nội mang theo trong hành trình hội nhập với vùng đất phương Nam này đã tạo nên một phong cách Hà Nội ở Sài Gòn.

TP - Đồng loạt các quận huyện đề xuất mở cửa không gian đi bộ như: Phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng); hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình); Phố đi bộ thị xã Sơn Tây; Phố đi bộ Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì)...

Quận Hoàn Kiếm là địa phương đầu tiên của Hà Nội và là một trong những nơi đi đầu cả nước về xây dựng các không gian đi bộ, tạo cơ hội cho người dân và du khách có thêm điểm vui chơi về đêm.

Chỉ sau vài năm mở cửa, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm đã trở thành thương hiệu của du lịch Hà Nội. Những ngày cao điểm, không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm thu hút hàng vạn người dân và du khách tới tham quan.

Phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm thu hút người dân và du khách

Tới đây, vào dịp 30/4 và 1/5 không gian phố đi bộ Thành cổ Sơn Tây sẽ chính thức đi vào hoạt động. Và tuyến phố đi bộ xung quanh hào Thành cổ Sơn Tây là không gian đi bộ thứ 4 của Hà Nội được hình thành, sau không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm, không gian đi bộ khu Phố cổ Hà Nội (Hàng Đào - Đồng Xuân, khu bảo tồn cấp 1 Phố cổ Hà Nội, khu vực mở rộng phía Nam khu Phố cổ Hà Nội) và không gian đi bộ phố Trịnh Công Sơn.

Cùng với đó, hàng loạt khu phố đi bộ khác cũng đang được đề xuất đi vào hoạt động, như phố đi bộ quanh hồ Ngọc Khánh, hồ Trúc Bạch (quận Ba Đình); Phố đi bộ Khu đô thị mới Nam đường Vành đai 3 (quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì); Phố đi bộ quanh hồ Thiền Quang (quận Hai Bà Trưng)...

Chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú (nguyên Giám đốc Sở Thương mại Hà Nội) cho rằng, Hà Nội đang có xu hướng “đi bộ hóa” các tuyến đường. Nhưng việc tạo các phố đi bộ tràn lan sẽ không phát huy hiệu quả. Điều quan trọng là phải tận dụng các giá trị văn hóa - kinh tế - không gian của đô thị hiện hữu. “Thực tế phố đi bộ quanh hồ Hoàn Kiếm đã thực sự hoàn thiện chưa, tôi cho là chưa. Do đó cần tập trung hoàn thiện những điểm xung quanh phố đi bộ Hoàn Kiếm. Có đúc rút kinh nghiệm, hoàn thiện để phát triển chứ không phải đâu đâu cũng mở phố đi bộ theo phong trào”, ông Phú nhận định.

Theo chuyên gia quy hoạch Vương Thùy Dương, ở Việt Nam có 2 mô hình thành công là phố đi bộ Hồ Gươm (Hà Nội) và phố đi bộ Nguyễn Huệ (TPHCM). “Sự thành công của không gian công cộng nằm ở việc lắng nghe nhu cầu của người dân và thiết kế phù hợp với nó. Cá nhân tôi cho rằng để phát huy tiềm năng du lịch của Thủ đô Hà Nội, điều chúng ta nên quan tâm không phải số lượng phố đi bộ hình thành, mà là chất lượng kết nối không gian và tạo ra giá trị của các tuyến phố đó”, bà Dương nhận định.

Người bảo là "Không ! Làm gì có", người lại bảo "chắc là có". Câu trả lời còn đang bỏ ngỏ.

Tỉnh Hà Nội thành lập năm Minh Mạng thứ 12 (1831), gồm 12 huyện trong đó có hai huyện: Thọ Xương và Vĩnh Thuận, xưa là huyện Quảng Đức, thuộc phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên (thuộc đất Kinh Thành Thăng Long thời Lê). 36 phố phường Hà Nội đều nằm trong khuôn viên hai huyện này.

Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.

Đến ngày 1-10-1888, Đồng Khánh ký nhượng đất hai huyện trên cho thuộc quyền sở hữu của người Pháp thì tỉnh Hà Nội chấm dứt. Sau đó ít lâu, năm huyện tách ra lập thành tỉnh Hà Nam, tám huyện lập thành tỉnh Hà Đông. Ngày 1-10-1888 là thời hạn cuối cùng cho việc tìm 36 phố phường Hà Nội xưa, khi còn thuộc tỉnh Hà Nội.

Sách "Hoàng Việt dư địa chí" khắc song in vào năm Minh Mạng thứ 14 (1833) có đoạn viết về 36 phố phường Hà Nội như sau:

"Phủ Hoài Đức, xưa là phủ Phụng Thiên có hai huyện, 13 tổng, 249 thôn phường.Huyện Thọ Xương: 18 phường. Huyện Vĩnh Thuận (xưa là huyện Quảng Đức): 18 phường."

Sách không liệt kê tiếp 36 phường mà chuyển sang chép tên các di tích lịch sử - văn hóa, các danh lam thắng cảnh và chú thích được tên phường của 13 di tích, thắng cảnh đóng trên các phường đó.

Tên các phường còn thiếu tất phải dựa vào các Dư địa chí được biên soạn vào đời Gia Long:

- Sách "Các tổng, trấn, xã danh bị lãm". (1)

- Sách "Tìm về cội nguồn" tập 1 của Phan Huy Lê (phần địa bạ, các phường năm Gia Long 4-1805). (2)

Tên các phường thuộc huyện Thọ Xương: 1. Yên Thọ 2. Hà Khẩu 3. Đông Tác 4. Đông Hà 5. Báo Thiên 6. Đồng Xuân 7. Cổ Vũ (ghi trong sách Hoàng Việt dư địa chí) 8. Đồng Lạc 9. Khúc Phố 10. Thái Cực 11. Đông Các 12. Diên Hưng 13. Phúc Lâm 14. Phục Cổ 15. Kim Hoa 16. Hồng Mai 17. Xã Đàn ( ghi trong sách: Các tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. An Xá (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).

Tên các phường thuộc huyện Vĩnh Thuận:

1. Thịnh Quang 2. Yên Thái 3. Yên Hoa 4. Quảng Bá 5. Thuỵ Chương 6. Bích Câu (ghi trong sách: Hoàng Việt dư địa chí) 7. Hoè Nhai 8. Thạch Khối 9. Nghi Tàm 10. Tây Hồ 11. Nhật Chiêu 12. Hồ Khẩu 13. Bái Ấn 14. Trích Sài 15. Võng Thị 16. Quan Trạm 17. Công Bộ (ghi trong sách: Các Tổng trấn, xã danh bị lãm) 18. Yên Lãng (ghi trong sách: Tìm về cội nguồn).

Triều Tự Đức ( 1848-1883): Hà Nội có 31 phố.

- Sách "Đại Nam Nhất thống chí" do quốc sử quán triều Tự Đức soạn khoảng từ 1864-1875 (3) có 21 phố.

- Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ năm Ầt Hợi-1876" của Trương Vĩnh Ký (4) có 1 phố.

- Sách "Đồng Khánh dư địa chí" (1886-1887) (5) có 0 phố.

- Bản đồ Hà Nội do quân Pháp vẽ 2-8-1893 (6) có 6 phố.

- Sách Hà Nội thời kỳ 1873- 1888 triều Đồng Khánh (7) có 3 phố.

- Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" của Nguyễn Văn Uẩn (8) có 5 phố.

Số lượng phố ở Hà Nội luôn biến động không ngừng; nếu tính theo thứ tự thời gian đến một thời điểm: Ngày, tháng, năm nào đó thì số phố là 36, trước hay sau thời điểm thì số phố đã khác rồi.

Tên các phố trong 36 phố phụ thuộc vào nguồn thông tin thu thập được, nếu nguồn thông tin thay đổi thì tên phố sẽ thay đổi theo, thậm chí có khi số lượng phố cũng thay đổi theo.

Nay dựa vào các tư liệu đã thu thập được lập nên: Ba mươi sáu phố cổ Hà Nội (1864-1888)

1. Hà Khẩu: Hàng Buồm (thuộc tổng Tả Túc) 2. Việt Đông: Hàng Ngang (Hữu Túc) 3. Hàng Mã ( Hậu Túc) 4. Hàng Mắm (Tả Túc) 5. Báo Thiên: Hàng Trống (Tiền Túc) 6. Nam Hoa: Hàng Bè (Hữu Túc) 7. Hàng Bồ (Tiền Túc) 8. Vàng Bạc: Hàng Bạc (Hữu Túc) 9. Hàng Giầy (Hữu Túc) 10. Mã Mây (Hữu Túc) 11. Đồng Lạc: bán y phục phụ nữ (Tiền Túc ) 12. Thái Cựu: nhuộm mầu đỏ (Tiền Túc) (Pháp gọi chung hai phố 11+12 là Hàng Đào) 13. Đông Hà (bán chiếu): Hàng Chiếu (Hậu Túc) 14. Phúc Kiến: Lãn Ông (Hậu Túc) 15. Phường Phục Cổ: Hàng Thiếc (Tiền Túc) 16. Hàng Lam: Thợ Nhuộm (Tiền Nghiêm) 17. Đồng Xuân (Hậu Túc) 18. Thanh Hà (Hậu Túc) 19. Hàng Gai (Tiền Túc) 20. Hàng Đãy: Nguyễn Thái Học (Tiền Nghiêm) 21. Hàng Chè 22. Hàng Muối 23. Hàng Đường 24. Hàng Hòm 25. Hàng Mành 26. Hàng Khảm 27. Hàng Da 28. Lò Sũ 29. Ngõ Gạch 30. Hàng Đồng 31. Hàng Nón. Triều Đồng Khánh: có năm phố. 32. Hàng Vải 33. Hàng Lược 34. Hàng Bông 35. Hàng Gà 36. Hàng Cót.

Chú thích về các tên phố Hà Nội

Số 2: phố Việt Đông: Việt Đông là tên gọi khác của tỉnh Quảng Đông. Xưa là phường Đường Nhân sau là Diên Hưng, hay là phố Hàng Ngang. Pháp gọi phố Hàng Ngang là phố Quảng Đông.

Số 5: Phố Báo Thiên: phố này có niên đại từ 1864-1875. Đến 1883 quân đội Pháp vẽ lại bản đồ Hà Nội vào ngày 20-8, trên bản đồ có tên Thợ Thêu, tức phố Hàng Trống và phố Nhà Chung. Như vậy phố Nhà Chung mới có từ năm 1883, do đó Tả Túc ta có thể tin chắc phố Báo Thiên là phố Hàng Trống.

Số 8: Phố Vàng Bạc; sách Đại Nam nhất thống chí chú thích là xưa thuộc phường Đông Các mà phố Hàng Bạc đóng trên đất phường này nên phố Vàng Bạc nay là phố Hàng Bạc.

Số 13: phố Đông Hà bán chiếu nằm trên đất thôn Thanh Hà, tổng Hậu Túc, còn phường Đông Hà tổng Tiền Túc mới thuộc phố Hàng Gai. Nên có thể xác định phố Đông Hà là phố Hàng Chiếu.

Số 14: Phố Phúc Kiến: sách Đại Nam nhất thống chí thì ngày xưa phố này chuyên bán đồ đồng vì người Tàu đem đồng ở mỏ Tụ Long về bán ở phố này, còn tên gọi Phúc Kiến là do Hoa kiều ở Phúc Kiến được phép cư trú tại đây. Từ năm 1947 phố này là phố Lãn Ông chuyên bán thuốc bắc.

Số 19: Phường Phục Cổ: vì sao không gọi là phố Phục Cổ, nguyên là do phố Hàng Gai, chữ Hán gọi là phố Phục Cổ rồi, phường Phục Cổ khá rộng, đình phục cổ ở phố Nguyễn Du (tổng Tiền Nghiêm), song ở tổng Tả Túc cũng là đất phường Phục Cổ. Phố Hàng Gai ở tổng Tiền Túc được gọi là phố Phục Cổ chắc là cũng có duyên cớ. Nay phố Hàng Thiếc ở thôn Yên Nội, tổng Tiền Túc có thể là đất phường Phục Cổ, cho nên sách Đại Nam nhất thống chí mới chữa là phường Phục Cổ đúc đồ thiếc để bán.

Số 16: Phố Hàng Lam: chữ Hán gọi là phố Yên Trung. Trong Bản đồ Tự Đức thôn Yên Trung nằm ở góc đông nam thành Hà Nội (1805) tức là nằm ở đầu phía Bắc phố Thợ Nhuộm. Bản đồ Hà Nội năm 1883 đã thấy ghi tên phố Thợ Nhuộm, chỉ có tên phố Hàng Gai chưa có tên phố Hàng Bông. Từ đó có thể xác định phố Hàng Lam là phố Thợ Nhuộm, không phải là phố Hàng Bông Lờ.

Số 21: Phố Hàng Chè ở đầu phía Bắc phố Đinh Tiên Hoàng đến đền Bà Kiệu, ngày nay phố này nằm chung trong phố Đinh Tiên Hoàng, không còn tên riêng của một phố độc lập nữa.

Số 26: phố Hàng Khảm: Sách Hà Nội 1873-1888 (trang 121-122) thì nghề khảm du nhập vào Bắc Kỳ từ 1820, cho đến năm 1873 thì chất lượng mặt hàng này đã rất tinh tế và phát đạt.

Phố Hàng Khảm chạy từ Đồn Thủy tới lũy bán nguyệt Đông Nam của Thành Hà Nội (quãng Cửa Nam) có chiều dài bằng phố Paul Bert (nay là Tràng Tiền + Hàng Khay và phố Tràng Thi). Vì phố rất dài nên nằm trải dài trên bốn tổng: Tiền Túc, Tả Túc, Tả Nghiêm, Tiền Nghiêm.

Số 18: Phố Lò Sũ. Theo tên trên bản đồ Hà Nội 1883 là Ru de Merussiers (không hiểu là phố gì) nhưng nó nằm đúng vị trí phố Lò Sũ ngày nay nên ghi là phố Lò Sũ.

Số 29: Phố Ngõ Gạch. Theo sách Hà Nội 1873-1888 (trang 110-111): Ngày 2-5-1873 Jean Dupuis bố trí cho cận vệ ở phố Than-Ha (?), ngày nay là phố Hàng Chiếu. Ngôi nhà này nằm ở đầu "một ngõ thông với một phố song song với phố của chúng tôi (tức phố Hàng Chiếu) và bị chúng tôi đóng lại vào ban đêm để tránh mọi bất ngờ". Như vậy chỉ có thể là phố Ngõ Gạch vì nó song song với phố Hàng Chiếu và phố Hàng Buồm. Còn phố Nguyễn Siêu thì tới 1936 mới có tên trên bản đồ, mặc dù cụ đã ngồi dạy học ở đó từ lâu.

1. 36 phường Hà Nội thì chia đều ra hai huyện Thọ Xương và Vĩnh Thuận, mỗi huyện 18 phường; còn 36 phố thì đều ở huyện Thọ Xương và hầu hết đều ở đất thuộc bốn tổng: Tiền, Hậu, Tả, Hữu Túc, chỉ có vài phố ở các tổng Nghiêm, 35/36 phố thuộc đất quận Hoàn Kiếm bây giờ ngày nay.

2. Trên các phố dân gian đặt ra như: Hàng Bồ, Mã Mây, Lò Sũ... đến năm 2003 đã trải qua hơn 100 năm vẫn giữ nguyên tên cũ; còn các tên chữ Hán như Hà Khẩu, Nam Hoa... và bằng Tiếng Pháp thì hầu như dân chúng quên rồi.

3. Các sử liệu, tư liệu chính, mỗi sách hay tư liệu chỉ ghi được khoảng trên 20 phố, gộp chung lại mới được 31 phố thời Tự Đức. Có lẽ thời kỳ này số lượng phố Hà Nội chưa nhiều. Song thời Đồng Khánh chỉ ghi lại được tên 5 phố; có thể do ghi chép thiếu sót chưa phản ánh đúng thực trạng chăng? Sang thời Pháp quản lý, chỉ khoảng đến năm 1890 đã kê được tên trên 70 phố.

(1): Sách này biên soạn vào 1810-1812 thời Gia Long. Dương Thị Thoa-Phạm The dịch và biên soạn - NXB Khoa học xã hội. Tr 95-96-97-98.(2): Sách này do NXB Thế giới - Hà Nội - 1988. Tr 250 và 254.(3): Sách "Đại Nam nhất thống chí" (tập 3). Tr 198-199 - NXB Thuận Hóa.(4): Sách "Chuyến đi Bắc Kỳ 1876" của Trương Vĩnh Ký in trong tạp chí Xưa & Nay số tháng 11-1998.(5): Sách "Đồng Khánh dư địa chí" - NXB Thế Giới-2003.(6): Bản đồ Hà Nội 1883: chép tên phố từ số 23-28.(7): Sách "Hà Nội giai đoạn 1873-1888" André Masson-NXB Hải Phòng-2003.(8): Sách "Hà Nội nửa đầu thế kỷ 20" (tập 2). Tr13-14 NXB Hà Nội-1995.