Các điểm khái quát cần ghi nhớ:
Các điểm khái quát cần ghi nhớ:
Hệ thống giáo dục Trung Quốc được chia thành 3 năm mẫu giáo, 5 hoặc 6 năm tiểu học, và 3 năm trung học cơ sở, thường tiếp theo là vài năm giáo dục đại học.
Giáo dục tiểu học cũng như ba năm đầu trung học cơ sở là bắt buộc và hầu hết được tài trợ bởi chính phủ. Tuy nhiên, các trường vẫn có thể thu học phí tối thiểu (khoảng 300 Nhân dân tệ) cho mỗi học kỳ và thêm phí ăn uống hoặc các hoạt động ngoại khóa.
Có một kỳ thi vào cuối cấp hai để quyết định ai sẽ học trung học. Chỉ có 30% học sinh trung học cơ sở tiếp tục học trung học phổ thông.
Kết thúc 3 năm trung học sẽ có kỳ thi chọn vào đại học, thường được gọi là Gaokao. Chỉ có 40% số học sinh được tiếp tục theo đuổi ước mơ học tập của mình.
Trẻ em đi học năm ngày một tuần. Giờ học phụ thuộc vào cấp lớp và khu vực, nhưng thông thường, trẻ em bắt đầu ngày học lúc 7:30 hoặc 8:00 và kết thúc vào khoảng 17:00. Năm học ở Trung Quốc thường bắt đầu vào tháng 9 và kết thúc vào cuối tháng 6 hoặc tháng 7.
Ở tuổi bảy hoặc sáu, trẻ em bắt đầu học tiểu học. Nói chung, 60% thời gian giảng dạy được phân bổ dành cho tiếng Trung và Toán. Ngoài ra, trẻ em còn được hướng dẫn về âm nhạc, nghệ thuật, đạo đức và xã hội, và tự nhiên, đồng thời tham gia các lớp học thực hành thực tế.
Hình ảnh của Tôn Trung Sơn, Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai, được treo trên tường của các lớp học. Phía trên sân chơi tại các trường học là những tấm biển có nội dung như “Giáo dục thay đổi số phận” và “Trí tuệ dẫn bạn đến vinh quang.” Hai quy tắc hàng đầu của các trường là:
2) “Trân trọng danh dự của tập thể”.
Vì lịch sử Trung Hoa luôn tự hào với kho tàng văn học đồ sộ và rực rỡ nên từ nhỏ, trẻ em Trung Quốc cũng đã tập làm quen với các bài thơ cổ. Học thuộc các bài thơ cổ là một trong những nội dung bắt buộc của học sinh tiểu và trung học Trung Quốc. Riêng khi học tiểu học, các em đã được yêu cầu học thuộc khoảng 80 bài thơ cổ.
Trẻ em thuộc lớp trung học lấp đầy các giờ sau giờ học với bài tập về nhà, bài học âm nhạc và các chương trình bồi dưỡng khác. Các lớp học tiếng Anh và Olympic toán là phổ biến. Phụ huynh chấp nhận chi những khoản tiền lớn cho các lớp học tại các trường máy tính và học viện ngôn ngữ. Trẻ em thường có rất nhiều bài tập về nhà với các môn và được giám sát bởi bố mẹ.
Số điểm hạn chế của các trường đại học gây nhiều áp lực cho sinh viên trong việc vượt qua Gaokao, kỳ thi tuyển sinh giáo dục đại học quốc với tổng thời gian là 9 giờ, mà chỉ có 40% sinh viên trong số đó có thể tiếp tục ước mơ của mình.
Việc vào học tại các trường Top tốt nhất ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Chiết Giang, Nam Kinh,… thì tỷ lệ cạnh tranh còn cao gấp hàng chục lần, đòi hỏi không chỉ có bảng điểm, hoạt động ngoại khóa mà còn cả là hồ sơ sức khỏe,…
Tuy nhiên, trong khi các trường học ở các thành phố lớn dường như cung cấp chất lượng giáo dục tuyệt vời, thì các trường học ở các vùng nông thôn lại không phát triển bằng. Họ thường rất thiếu nhân viên, và cơ hội của sinh viên và môi trường giáo dục hoàn toàn khác với ở các thành phố lớn.
Một cái nhìn sâu sắc về hệ thống giáo dục ở Trung Quốc chính là Kỳ thi Quốc gia khét tiếng. Áp lực quá cao, nhiều sinh viên kiệt sức và những câu chuyện trầm cảm, tự tử không phải là chưa từng xảy ra.
Kỳ thi tuyển sinh đại học giống như một ngọn núi lớn trong lòng mỗi học sinh cấp hai khiến họ không dám thả lỏng một chút nào. Kỳ thi vào đại học giống như một chiến trường, và được coi là cơ hội duy nhất để những học sinh nghèo thay đổi vận mệnh và tương lai của mình của mình. Và để chuẩn bị cho cuộc thi ấy, là cả một quãng thời gian dài từ khi họ còn là những đứa trẻ:
“Đừng để con cái thua ngay từ vạch xuất phát” – Điều này đã trở thành sự đồng thuận trong quan điểm của nhiều bậc cha mẹ. Để con mình không bị tụt hậu và để con phát triển tốt hơn, nhiều bậc phụ huynh đã đăng ký cho con tham gia các lớp đào tạo, các trường luyện thi khác nhau. Các bậc cha mẹ đều yêu cầu con cái phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất,.. Vào cuối tuần, có nhiều lớp học tiếng Anh, lớp học kỹ năng, máy tính, lớp học piano, lớp học khiêu vũ, v.v.
Đây là trên đường đi học về, và các em học sinh đeo trên vai chiếc cặp về nhà. Có thể thấy chiếc cặp không hề nhẹ. Đây cũng không phải là hiện tượng cá biệt, học sinh tiểu học mang những chiếc cặp nặng là chuyện rất bình thường. Bởi vì chúng thật sự có nhiều môn học và nhiều bài tập về nhà.
Và nếu bạn bị ốm, bạn không thể nghỉ học. Nhiều đứa trẻ dù ốm phải nằm viện vẫn đang làm bài để không bị bỏ lại so với các bạn.
Những năm gần đây, đã có rất nhiều ý kiến báo động tình trạng áp lực học đường ở Trung Quốc cùng với những lời kêu gọi để trẻ em được sống với đúng lứa tuổi và niềm vui của mình.
Song không thể phủ nhận rằng dưới áp lực và sự rèn giũa, cùng với sự kiên trì rèn luyện, rất nhiều thế hệ tinh anh Trung Quốc đã được nuôi dưỡng và phát triển, đóng góp cho đất nước và cả thế giới.
Xem thêm: Một ngày đi học của du học sinh quốc tế tại Trung Quốc
Các trường trung học, cao đẳng và đại học ở Trung Quốc thường có hệ thống chấm điểm của riêng họ tuân theo các phân loại tiêu chuẩn theo thang năm (A, B, C, D và F) hoặc bốn (A, B, C và F):
Với thời lượng học như thế, tình trạng học sinh bị cận thị ở Trung Quốc hoàn toàn không hề hiếm gặp và khó hiểu.
Vào thời điểm hoàn thành chương trình trung học, có tới 90% thanh niên thành thị Trung Quốc mắc chứng bệnh cận thị, trong đó những vật ở gần có thể nhìn rõ nhưng những vật ở cách xa chỉ vài mét bắt đầu mờ đi. Tỷ lệ này gấp khoảng ba lần ở trẻ em Hoa Kỳ.
Điều đáng lo ngại hơn nữa là mức độ nghiêm trọng của các vụ việc ở Trung Quốc. Từ 10% đến 20% trẻ em Trung Quốc bị cận thị sẽ phát triển “cận thị cao”, căn bệnh này phần lớn không thể điều trị được và có thể dẫn đến mù lòa.
Bây giờ, bạn đã hiểu hơn về môi trường học đường ở đất nước Trung Quốc chưa? Tuy còn một số tiêu cực và áp lực, nhưng họ cũng thực sự làm tốt trong việc đào tạo thế hệ anh tài để xây dựng và phát triển đất nước.
Đừng quên theo dõi các thông tin khác của Du học Trung Quốc Riba tại hệ thống:
Hội Tự Apply Học bổng Trung Quốc
🌟 Riba – Dịch Vụ Học Bổng Du Học Trung Quốc
HỘI DU HỌC SINH VIỆT NAM TẠI TRUNG QUỐC | Kết nối, Chia sẻ, Hỗ trợ nhập học
[contact-form-7 id=”204541″ title=”Đăng ký Tư vấn du học Trung Quốc miễn phí 2021″]
Theo chương trình giảng dạy mới, các học sinh tại một trường ở Mỹ sẽ học tiếng Việt Nam như ngôn ngữ thứ hai trong năm học tới.
Trường tiểu học DeMille tại quận Cam, thành phố Westminster sẽ bắt đầu triển khai chương trình dạy tiếng Việt cho 100 học sinh vào mùa thu năm nay, trang KCCC đưa tin.
Jamison Power, thành viên hội đồng quản trị trường, cho biết các gia đình sinh sống tại khu vực này hầu hết là người gốc Việt. Theo dữ liệu điều tra dân số mới nhất, khoảng 40 % người Mỹ gốc Việt sinh sống trong thành phố Westminster. Ngoài ra, các trường như Garden Grove và Huntington Beach cũng đã đưa tiếng Việt vào chương trình giảng dạy nhiều năm qua.
"Trong giai đoạn toàn cầu hóa hiện nay, việc biết hai ngôn ngữ giúp các học sinh của chúng tôi có nhiều cơ hội hơn trong thị trường việc làm", Power - người cũng đang có kế hoạch cho cậu con trai gốc Việt của anh tham gia khóa học tiếng Việt tại trường - nói.
Theo Power, việc biết tiếng Việt có thể giúp những người trẻ khởi lập một doanh nghiệp tại Little Saigon (khu vực có nhiều người Việt sinh sống) và mở một thị trường mới cho cộng đồng người Việt tại Mỹ. Đồng thời, người Việt có thể bảo tồn và duy trì văn hóa dân tộc.
Tiếng Việt là ngôn ngữ phổ biến thứ 5 ở California, sau tiếng Anh, Tây Ban Nha, Trung Quốc và tiếng Tagalog (ngôn ngữ của người Philippines).
Tiến sĩ Marian Kim Phelps, tổng quản trị Học khu Westminster cho biết: "Nhu cầu trang bị cho học sinh học song ngữ và đa ngôn ngữ đang gia tăng nhanh chóng. Giáo viên tại khu Westminster rất hài lòng trong việc chuẩn bị chương trình giảng dạy song ngữ Việt - Anh đầu tiên tại bang California". Với cộng đồng người Việt đông đảo, ông nghĩ rằng chương trình này hoàn toàn phù hợp với dân cư tại đây. Các khóa học sẽ bắt đầu vào mùa thu năm 2015.
Power cho biết, khu vực K-8 thuộc quận Cam sẽ khởi động chương trình bằng cách thuê giáo viên tiếng Việt về dạy cho học sinh mẫu giáo. Các học sinh sẽ học tiếng Việt đến hết lớp 8. Ông cũng cho rằng, chương trình này sẽ thu hút nhiều học sinh trong khu vực tham gia. Điều này sẽ giúp trường có đủ chi phí để chi trả cho giáo viên.
Ông Natalie Trần, giám đốc Trung tâm Tài nguyên quốc gia về ngôn ngữ châu Á tại Đại học Fullerton, bang California cho biết, trung tâm sẽ trợ giúp phát triển chương trình này.
"Tôi chắc rằng, 20 năm sau, thậm chí là chỉ 10 năm nữa, khi chúng ta nhìn lại, đây sẽ là thời khắc lịch sử trong cộng đồng người Việt. Việc biết thêm tiếng Việt không chỉ giúp ích cho việc kinh doanh với đối tác người Việt, tại Việt Nam hay tại Mỹ mà còn trên toàn thế giới. Những người biết tiếng Việt có thể làm việc ở Australia, các quốc gia châu Âu và châu Á. Nếu nhìn vào văn hóa Việt Nam, mọi người đều có thể thấy sự hiện diện của tiếng Việt trên toàn cầu", ông Trần nói.