Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Trung tâm Huấn luyện thể thao Quốc gia, phường Phương Canh, quận Nam Từ Liêm, TP Hà Nội
Căn cứ theo khoản 6 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2011 quy định như sau:
Hiện nay, các ngân hàng nhà nước được chia thành 03 nhóm khác nhau:
- Ngân hàng thương mại Quốc doanh: 100% nguồn vốn từ ngân sách nhà nước
- Ngân hàng chính sách: tổ chức tín dụng trực thuộc Chính phủ.
- Ngân hàng Thương mại Cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước: được thành lập dựa trên sự góp vốn của hai hay nhiều cá thể với hình thức công ty cổ phần, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm 50% tổng số cổ phần.
Theo đó, BIDV là ngân hàng Ngân hàng thương mại cổ phần sở hữu trên 50% vốn nhà nước. Như vậy, BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, bên cạnh Agribank, VietinBank và Vietcombank.
BIDV là ngân hàng nhà nước hay tư nhân? Trụ sở chính ngân hàng BIDV ở đâu? (Hình từ Internet)
Căn cứ theo khoản 1 Điều 1 Quyết định 2124/QĐ-TTg năm 2011 quy định như sau:
Như vậy, trụ sở chính của ngân hàng BIDV nằm ở 35 Hàng Vôi, tháp BIDV, quận Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội.
Theo Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định đối tượng mở tài khoản thanh toán như sau:
(1) Cá nhân mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài bao gồm:
- Người từ đủ 15 tuổi trở lên không bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định pháp luật Việt Nam;
- Người chưa đủ 15 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người đại diện theo pháp luật;
- Người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi theo quy định của pháp luật Việt Nam mở tài khoản thanh toán thông qua người giám hộ.
(2) Tổ chức được thành lập, hoạt động hợp pháp theo quy định của pháp luật Việt Nam bao gồm: tổ chức là pháp nhân (pháp nhân Việt Nam, pháp nhân nước ngoài), doanh nghiệp tư nhân, hộ kinh doanh và các tổ chức khác được mở tài khoản thanh toán tại ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài theo quy định của pháp luật.
BIDV là ngân hàng thương mại cổ phần được thành lập ngày 26/4/1957, là ngân hàng có lịch sử lâu đời nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam. Thời điểm đầu thành lập ngân hàng có tên là Ngân hàng Kiến thiết Việt Nam.
Ngân hàng đổi tên thành Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam từ năm 1989 và sử dụng đến năm 2012. Hiện nay ngân hàng có tên là Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam.
Ngân hàng hiện có 25.000 cán bộ nhân viên, 190 chi nhánh, 871 phòng giao dịch trên khắp 63 tỉnh thành và có văn phòng đại diện tại 5 quốc gia là Liên bang Nga, Lào, Campuchia, Myanmar, Đài Loan.
Từ ngày 26/4/2022, BIDV đã áp dụng thương hiệu mới. Biểu tượng mới của BIDV bao gồm hình ảnh ngôi sao và hoa mai được kết hợp sáng tạo. Hình ảnh ngôi sao lấy cảm hứng từ Quốc kỳ Việt Nam, nhưng được thiết kế theo phong cách độc đáo với những đường nét mở và chuyển động.
Ảnh minh họa: Tạp chí Thị trường Tài chính tiền tệ
BIDV lả ngân hàng nhà nước hay tư nhân?
BIDV là một trong bốn ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước, bên cạnh Agribank, VietinBank và Vietcombank.
BIDV hoạt động trải dài trên nhiều lĩnh vực là ngân hàng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính
Lĩnh vực ngân hàng là hoạt động chính được nhiều người biết đến nhất của BIDV. Các hoạt động thuộc lĩnh vực này bao gồm: Dịch vụ thẻ, Các khoản cho vay cá nhân, Dịch vụ tiền gửi Thị trường ngoại hối và vốn, Ngân quỹ, Ngân hàng trực tuyến, Thanh toán và chuyển khoản công nghệ mới
Lĩnh vực bảo hiểm: BIDV cung cấp 2 sản phẩm bảo hiểm phù hợp với từng nhu cầu của khách hàng là:
- Bảo hiểm nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và MetLife nhằm tạo ra các gói bảo hiểm nhân thọ giúp khách hàng tiết kiệm tiền và bảo vệ bản thân trong tương lai.
- Bảo hiểm phi nhân thọ: Là sự kết hợp giữa BIDV và BIC nhằm tạo ra các sản phẩm bảo hiểm như BIC Bình an, BIC Home care…
Lĩnh vực chứng khoán: Trong lĩnh vực chứng khoán, BIDV cung cấp các dịch vụ như Môi giới chứng khoán; Các dịch vụ chứng khoán; Giao dịch chứng khoán; Chứng khoán phái sinh.
Lương nhân viên ngân hàng cho sinh viên mới ra trường thế nào?
Sinh viên ngành tài chính – ngân hàng mới ra trường có mức lương thấp nhất trong mức lương trung bình của nhân viên ngân hàng. Mức lương của nhân viên ngân hàng phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bằng cấp, kinh nghiệm, kỹ năng, vị trí việc làm. Lương của mỗi người sẽ thay đổi theo từng yếu tố.
Theo công bố của các ngân hàng và khảo sát thì mức lương nhân viên ngân hàng mới ra trường dao động từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.
Lương trung bình của các vị trí tại ngân hàng
Nhân viên ngân hàng bao gồm nhiều vị trí như giao dịch viên, nhân viên tín dụng, tư vấn tài chính...Tùy theo mỗi công việc mà mức lương của nhân viên khác nhau.
Công việc của giao dịch viên ngân hàng là tư vấn, hỗ trợ, tiếp nhận và xử lý các giao dịch của khách hàng. Mức lương trung bình của giao dịch viên khoảng hơn 12 triệu đồng/tháng. Mức lương phổ biến của vị trí này dao động từ 8,5 – 11,5 triệu đồng/tháng.
Lương nhân viên ngân hàng cho sinh viên mới ra trường phụ thuộc vào nhiều yếu tố. (Ảnh minh họa)
Chuyên viên thanh toán quốc tế có nhiệm vụ thực hiện các giao dịch liên quan đến thanh toán tiền tệ quốc tế. Tại quầy giao dịch, chuyên viên thanh toán quốc tế hướng dẫn khách hoàn thiện các thủ tục, hồ sơ chuyển tiền, thanh toán nước ngoài...
Thu nhập bình quân của chuyên viên thanh toán quốc tế dao động từ 6 - 10 triệu đồng/tháng.
Nhiệm vụ của chuyên viên quan hệ khách hàng là khai thác và tìm kiếm thông tin để tư vấn và hỗ trợ khách hàng (cả khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân) sử dụng sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng. Công việc này đòi hỏi kỹ năng giao tiếp cũng như xử lý tình huống rất tốt.
Mức lương cho nhân viên làm quan hệ khách hàng phổ biến từ 7,8 – 13,4 triệu đồng/tháng, cao nhất là 30 triệu đồng/tháng.
Công việc của chuyên viên hỗ trợ tín dụng là tư vấn cho khách về các vấn đề vay tín dụng hoặc vay tín chấp, lập hồ sơ... và đảm bảo tính minh bạch trong các hoạt động tín dụng. Lương phổ biến của chuyên viên hỗ trợ tín dụng từ 8,5 – 10 triệu đồng/tháng, cao nhất khoảng 23,5 triệu đồng/tháng.
Nhân viên kiểm toán nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc đảm bảo tính minh bạch, tuân thủ quy trình và kiếm soát nội bộ ngân hàng. Kiểm toán nội bộ có nhiệm vụ kiểm tra, đánh giá các hoạt động và quy trình của ngân hàng, đảm bảo mọi hoạt động diễn ra hợp pháp.
Mức lương trung bình của kiểm toán nội bộ từ 9 – 25 triệu đồng/tháng.
Bình quân trong quý I, thu nhập hàng tháng của nhân viên ngân hàng VIB giảm nhẹ từ 32,64 triệu đồng về 31,57 triệu đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý I/2024, Ngân hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam (VIB - Mã: VIB) báo lãi trước thuế hơn 2.500 tỷ đồng, giảm 7,1% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 2.000 tỷ đồng.
Sự sụt giảm lợi nhuận của ngân hàng do thu nhập mảng kinh doanh chính không còn được như trước khi thu nhập lãi thuần giảm 6,2% (giảm hơn 300 tỷ) trong khi các mảng như kinh doanh ngoại hối và chứng khoán đầu tư có sự phục hồi mạnh.
Tổng thu nhập từ hoạt động của ngân hàng vẫn tăng gần 8% nhưng do chi phí hoạt động tăng gần 20% nên lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh của VIB chỉ còn tăng 2,5% khi so với cùng kỳ.
Cùng với đó, ngân hàng tiếp tục tăng mạnh chi phí trích lập rủi ro, tăng hơn 41% so với cùng kỳ năm trước, khiến lợi nhuận trước thuế quay đầu giảm.
Lý giải về việc lợi nhuận giảm tại đại hội đồng cổ đông vừa qua, Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ cho hay do quý I đã có một tháng là kỳ nghỉ tết, cùng với đó hoạt động bán chéo bảo hiểm (bancassurance) giảm sút.
"So với kế hoạch 12.000 tỷ thì vẫn khả thi, đây vẫn là kết quả sáng trong hoạt động kinh doanh", ông Đặng Khắc Vỹ chia sẻ.
Trong quý I, VIB cũng cắt giảm hơn 200 nhân viên, đưa số lượng nhân sự về 12.034 người. Thu nhập bình quân hàng tháng của nhân viên ngân hàng giảm nhẹ từ 32,64 triệu đồng về 31,57 triệu đồng, nằm ở tầm trung so với các ngân hàng trong hệ thống hiện nay.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý I của VIB.
Tính đến 31/3/2024, tổng tài sản của VIB tăng nhẹ lên 413.888 tỷ đồng, trong đó cho vay khách hàng tăng nhẹ 0,5% so với cuối năm trước với 267.709 tỷ đồng. Tiền gửi khách hàng giảm nhẹ 1%.
Số dư nợ xấu của ngân hàng tăng 15% trong quý I lên 9.633 tỷ đồng, đưa tỷ lệ nợ xấu (nợ nhóm 3 đến nhóm 5) lên 3,6% tổng cho vay khách hàng của VIB. Trong đó, nợ nhóm 5 có xu hướng tăng mạnh nhất từ 2.198 tỷ đồng cuối năm trước lên 3.565 tỷ đồng.
Nếu tính trên tổng cấu phần dư nợ cho vay (gồm cả mua nợ, trái phiếu, cho vay các TCTD khác) thì tỷ lệ nợ xấu của VIB là 2,4%. Dự phòng rủi ro cuối quý I là gần 4.800 tỷ đồng với tỷ lệ bao phủ nợ xấu gần 50%.
Ban lãnh đạo ngân hàng cho biết sẽ cố gắng đưa nợ xấu dưới 2% vào cuối năm. Năm ngoái VIB đã trích lập dự phòng 4.800 tỷ đồng, sử dụng 3.600 tỷ để xử lý rủi ro và trong 3 tháng đầu năm đã thu lại 200 tỷ đồng từ xử lý rủi ro. Với thị trường bất động sản đang ấm lên và thêm các giải pháp thu hồi nợ, ban lãnh đạo VIB kỳ vọng ngân hàng sẽ có thu nhập bất thường 1.000-1.500 tỷ từ thu hồi các khoản nợ đã xử lý rủi ro.
"Hiện hơn 90% các khoản vay là có tài sản đảm bảo và hơn 5% là vay tín chấp, do đó chất lượng tín dụng của chúng ta là tốt", ông Đặng Khắc Vỹ cho biết.
Nguồn: BCTC hợp nhất quý I của VIB.