Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chỉ về tác hại của lối sống ích kỉ gồm 15 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó các em biết cách chọn lọc ý tưởng nắm được cách triển khai đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lối sống ích kỉ.
Văn mẫu lớp 12: Viết đoạn văn khoảng 200 chữ trình bày suy nghĩ của anh chỉ về tác hại của lối sống ích kỉ gồm 15 mẫu khác nhau cực hay kèm theo gợi ý cách viết chi tiết nhất. Qua đó các em biết cách chọn lọc ý tưởng nắm được cách triển khai đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về tác hại của lối sống ích kỉ.
Con người sống với nhau bằng tình yêu thương, nhưng những khổ ải, buồn đau của cuộc đời đến từ những lối sống ích kỉ. Lối sống ích kỷ là lối sống chỉ biết cái lợi trước mắt cho bản thân mà quên nghĩ đến những người xung quanh chúng ta, chỉ biết lo cho bản thân mà không biết mọi người sẽ như thế nào, tự cao và cho mọi việc mình làm là đúng. Chính vì thế mang lại sự thù ghét của xã hội, làm cho bản thân bị xa lánh, không được ai quý mến. Có rất nhiều tác hại từ lối sống ích kỷ, thậm chí nó gây ra những hậu quả ảnh hưởng đến cả cuộc đời chỉ vì một hành động nhỏ. Lối sống ích kỷ sẽ khóa cửa trái tim, tâm hồn sẽ bị ràng buộc trong những suy nghĩ khờ dại, nông nổi, dẫn đến những lòng tham và tệ nạn xã hội. Một khi chúng ta hoạn nạn khó khăn thì sẽ không có ai giúp đỡ, san sẻ những lúc ấy. Có thể nói lối sống ích kỷ chỉ đem lại một sự trói buộc tâm hồn, nảy sinh lòng tham vì chỉ nghĩ cho bản thân mà từ đó đem lại sự xa lánh, khoảng cách của con người ngày một xa hơn.
Lối sống ích kỉ là một thuật ngữ không còn xa lạ với chúng ta. Đây là một vấn đề nan giải trong xã hội, mà từ khi xuất hiện cho đến nay đã rất lâu rồi, nhưng vẫn chưa có biện pháp giải quyết triệt để. Những người có lối sống ích kỉ, là những người luôn chỉ biết nghĩ cho bản thân mình, không quan tâm đến người khác. Họ chỉ muốn nhận thêm, lấy thêm chứ không hề chia sẻ cho người khác. Sự ích kỉ đó khiến hỏ tự đóng bản thân lại trong một cái hộp kín, tách biệt với tập thể, trở thành một người cô độc, thậm chí là bị tẩy chay. Bởi chẳng ai muốn giao lưu, kết bạn với một người ích kỉ cả. Không chỉ vậy, những người có tính cách như vậy, còn dễ dẫn đến các hành động, suy nghĩ xấu xa nhằm thỏa mãn tham vọng của bản thân, bất chấp việc gây bất lợi cho người khác. Để đẩy lùi hiện tượng này, chúng ta cần đặt nặng vấn đề giáo dục sự yêu thương, chia sẻ cho mỗi người ngay từ khi còn là một đứa trẻ. Chỉ khi bản thân một người biết yêu thương, biết chia sẻ và hiểu được ý nghĩa, niềm vui của điều đó, thì họ mới có thể từ bỏ lối sống ích kỉ. Lúc đó, chúng ta sẽ có một cộng đồng đoàn kết, ấm áp tình người.
Ai đó từng nói rằng: “khi thói ích kỉ trở thành lối sống của con người thì tình yêu thương và sự sẻ chia sẻ chỉ còn là những giá trị lạc lõng”. Quả thực, lối sống ích kỉ có tác hại vô cùng ghê gớm đối với sự phát triển của con người. “Ich kỉ” là lối sống thực dụng, vụ lợi, đặt quyền lợi , địa vị của bản thân lên trên hết, mà không coi trọng lợi ích của tập thể hay quyền lợi của người khác. Người nhiễm thói ích kỉ thường không quan tâm người khác, trở nên tham lam, và thủ đoạn. Không khó để nhận ra kẻ sống ích kỉ bởi từng lời nói, cử chỉ, hành động của họ đều vì lợi ích của bản thân mình. Điều đó khiến tâm hồn họ khô héo, tàn lụi, và bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh, thâm chí, họ dễ rơi vào vòng lao lí. Thật đáng sợ khi quyền lực rơi vào tay kẻ ích kỉ, bởi điều duy nhất họ hướng đến là vơ vét công quỹ cho đầy túi tham của họ, kinh tế đất nước sẽ suy kiện bởi những sâu mọt ấy. Những vụ tham nhũng hàng nghìn tỉ đồng của nhà nước cũng xuất phát từ căn bệnh nguy hiểm này. Không chỉ ảnh hưởng đến kinh tế của đất nước, khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ mai một. Con người sẽ không còn quan tâm, sẻ chia, giúp đỡ, sẽ không còn những tấm gương cống hiến vì cộng đồng và hẳn xã hội sẽ không có tình người nữa. Bởi vậy hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta hãy đấu tranh loại bỏ lối sống này ra khỏi bản thân và xã hội, hãy tôn vinh những con người biết cống hiến, hi sinh vì cộng đồng để nhân lên những điều tốt đẹp!
Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn đã từng viết: “Sống trong đời sống cần có một tấm lòng. Để làm gì em biết không? Để gió cuốn đi…”. Câu nói khuyên nhủ con người sống có tình yêu thương, biết cho đi. Thế nhưng trong cuộc sống hiện nay vẫn còn có rất nhiều người sống ích kỉ. Ích kỉ là việc mỗi người chỉ biết nghĩ đến bản thân mình và lợi ích của bản thân mà vô cảm, thờ ơ, lãnh đạm, không quan tâm trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Những người ích kỉ chỉ biết vun vén cho bản thân mình, luôn chỉ muốn người khác dành cho mình những điều tốt đẹp nhất. Người sống ích kỉ là những người luôn đặt lợi ích của bản thân lên hàng đầu, sẵn sàng vì lợi ích của bản thân mà không quan tâm đến người khác, thậm chí là sống thờ ơ, vô cảm. Họ không biết yêu thương, chan hòa, sẻ chia, giúp đỡ những người xung quanh, những người có hoàn cảnh khó khăn, không muốn cho đi chỉ muốn nhận những thứ, những điều tốt đẹp nhất về bản thân mình, không biết nhường nhịn người khác. Sự ích kỉ có những tác hại to lớn đối với cuộc sống của con người. Người ích kỉ sẽ không được mọi người yêu quý, tôn trọng, thậm chí nếu sự ích kỉ dẫn đến tham lam sẽ làm cho bạn bị người khác xa lánh. Tính ích kỉ sẽ đi kèm với những tính xấu khác như tham lam, nhỏ mọn,… dần dần sẽ khiến bản thân người ích kỉ trở thành một người xấu, cô độc. Tuy nhiên, trong xã hội vẫn còn có nhiều người có tấm lòng nhân hậu, sống tình nghĩa, biết yêu thương và san sẻ với những người xung quanh, biết thương cảm với những mảnh đời bất hạnh; những người này và những thông điệp tốt đẹp cần được chia sẻ và lan tỏa nhiều hơn trong cộng đồng để mọi người biết đến và học tập. Mỗi chúng ta chỉ được sống một lần duy nhất, hãy trở thành một người bao dung, rộng lượng, mang lại nhiều giá trị tốt đẹp cho người khác cũng như cho cuộc đời để sau này không có gì hối hận.
Ích kỷ là một lối sống đáng lên án. Sự ích kỷ làm triệt tiêu tình yêu thương, tâm hồn cằn khô, chỉ biết yêu bản thân mình mà không mảy may quan tâm đến người khác. Con người mải mê trong thế giới của riêng mình, đề cao lợi ích cá nhân, bỏ qua lợi ích cộng đồng. Kẻ ích kỷ luôn muốn chiếm đoạt của người khác làm của riêng mình, thấy người khác thành công thì ghen ghét, đố kị. Trước những khổ đau, bất công, kẻ ích kỷ không rung động, không xót xa; đồng thời, họ cũng không coi trọng tinh thần hi sinh vì cộng đồng, tình thương yêu đồng loại, sự sẻ chia của người khác. Khi thói ích kỉ trở thành lối sống của một bộ phận con người thì sẽ dẫn đến sự tha hóa về nhân cách. Khi đó tâm hồn của kẻ ái kỷ sẽ khô héo, tàn lụi, bị mọi người xa lánh, ghẻ lạnh. Khi lối sống ích kỉ trở nên phổ biến trong đời sống thì những giá trị đạo đức truyền thống sẽ trở nên xa lạ, lạc lõng. Nguy hiểm hơn, khi chủ nghĩa cá nhân lên ngôi thì sớm hay muộn cũng sẽ tạo ra một xã hội không có tình người. Bởi vậy hơn bao giờ hết, mỗi chúng ta hãy đấu tranh loại bỏ lối sống này ra khỏi bản thân và xã hội.