Hướng về phía những chiếc thuyền cập bến ở cảng cá Samut Sakhon, cách Bangkok 60 km, ông Somboon Trisilanunt chỉ cho phóng viên
Hướng về phía những chiếc thuyền cập bến ở cảng cá Samut Sakhon, cách Bangkok 60 km, ông Somboon Trisilanunt chỉ cho phóng viên
Theo khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động là người làm việc cho người sử dụng lao động theo thỏa thuận. Người này được trả lương nhưng đồng thời phải chịu sự quản lý, điều hành, giám sát của người sử dụng lao động.
Về độ tuổi lao động, khoản 1 Điều 3 Bộ luật Lao động năm 2019 nêu rõ:
Độ tuổi lao động tối thiểu của người lao động là đủ 15 tuổi, trừ trường hợp quy định tại Mục 1 Chương XI của Bộ luật này.
Trong đó, độ tuổi lao động tối thiểu của hầu hết các ngành nghề, công việc là 15 tuổi. Với một số ngành nghề, công việc nhẹ nhàng thuộc danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành thì người sử dụng lao động được phép tuyển dụng cả những người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi (theo khoản 3 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019).
Riêng công việc về nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách của người lao động dưới 13 tuổi và được Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đồng ý cho phép tuyển dụng thì người sử dụng lao động có thể sử dụng người lao động chưa đủ 13 tuổi để thực hiện các công việc kể trên (theo khoản 3 Điều 145 Bộ luật Lao động năm 2019).
Bộ luật Lao động năm 2019 hiện chỉ giới hạn độ tuổi lao động tối thiểu như trên chứ không giới hạn độ tuổi tối đa. Do đó, nếu người lao động còn đủ sức khỏe để thực hiện công việc, đồng thời người sử dụng lao động có nhu cầu tuyển dụng thì các bên hoàn toàn có thể ký hợp đồng lao động để thực hiện công việc theo thỏa thuận.
Theo khoản 1 Điều 143 Bộ luật Lao động năm 2019, lao động chưa thành niên là những người lao động chưa đủ 18 tuổi.
Căn cứ mục 1 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi tuyển dụng họ vào làm việc, doanh nghiệp phải chú ý một số vấn đề sau:
- Người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi không được làm công việc hoặc làm việc ở nơi làm việc bị cấm sử dụng lao động dưới 18 tuổi.
- Người từ đủ 13 tuổi đến dưới 15 tuổi chỉ được làm công việc nhẹ mà Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
- Người chưa đủ 13 tuổi chỉ được làm công việc nghệ thuật, thể dục, thể thao nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển thể lực, trí lực, nhân cách.
- Ký hợp đồng với người lao động từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Ký hợp đồng với người chưa đủ 15 tuổi phải có chữ ký của người lao động và người đại diện theo pháp luật của người đó.
- Bố trí giờ làm việc không ảnh hưởng đến thời gian học tập của người chưa đủ 15 tuổi;
- Đảm bảo người chưa đủ 15 tuổi có đủ sức khỏe để làm việc (phải có giấy khám sức khỏe xác nhận phù hợp với công việc) và tổ chức kiểm tra sức khỏe định kỳ ít nhất 06 tháng/lần.
- Bảo đảm điều kiện làm việc, an toàn, vệ sinh lao động phù hợp với lứa tuổi.
- Thời giờ làm việc của người dưới 15 tuổi: Tối đa 04 giờ/ngày và 20 giờ/tuần; không được làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm.
- Thời giờ làm việc của người từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi: Tối đa 08 giờ/ngày và 40 giờ/tuần; có thể được làm thêm giờ, làm ban đêm với một số nghề, công việc.
Để giảm thiểu tình trạng bỏ trốn ra ngoài hợp đồng và cư trú bất hợp pháp của người lao động, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã tăng cường công tác phố biến pháp luật của Việt Nam và quốc gia tiếp nhận lao động. Đồng thời, tuyển chọn trực tiếp người lao động, rà soát kỹ đảm bảo tuyển chọn lao động có tay nghề, ngoại ngữ phù hợp với yêu cầu của đối tác.
Bộ cũng chỉ đạo các doanh nghiệp đưa lao động đi làm việc ở nước ngoài chú trọng công tác giáo dục định hướng, rèn luyện ý thức kỷ luật cho người lao động trước khi xuất cảnh. Ký quỹ 100 triệu đồng đối với mỗi lao động theo Chương trình EPS trước khi đi (áp dụng cho thị trường Hàn Quốc).
Đồng thời, chỉ đạo các Ban Quản lý lao động tại các quốc gia tiếp nhận tăng cường công tác hỗ trợ, quản lý người lao động. Phối hợp với chính quyền địa phương đẩy mạnh hỗ trợ, giới thiệu việc làm cho người lao động sau khi về nước thông qua các phiên giao dịch việc làm, giới thiệu việc làm trực tiếp.
Cùng với đó, phối hợp với các địa phương tuyên truyền, vận động người lao động và thân nhân người lao động ở Việt Nam trong việc thực hiện đúng hợp đồng, tuân thủ pháp luật nước sở tại, về nước đúng thời hạn.
Đặc biệt, đã tạm dừng tuyển chọn lao động mới tại các địa phương có tỷ lệ lao động cư trú bất hợp pháp cao (đối với thị trường Hàn Quốc). Phối hợp với các cơ quan hữu quan nước tiếp nhận lao động xử lý các tổ chức môi giới, nghiệp đoàn và chủ sử dụng lao động vi phạm các quy định đối với người lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài.
Các giải pháp khác là phối hợp với phía các cơ quan quản lý của nước tiếp nhận thực hiện chính sách ân hạn cho lao động bất hợp pháp tự nguyện về nước; đi đôi với xử phạt người lao động bỏ hợp đồng, hết hạn hợp đồng không về nước; chỉ đạo các doanh nghiệp hoạt động dịch vụ tăng cường công tác quản lý lao động đưa đi, hạn chế tình trạng bỏ trốn (đối với thị trường Đài Loan và Nhật Bản).
Ngoài ra, đã xử phạt vi phạm hành chính hoặc thu hồi giấy phép hoạt động dịch vụ đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài đối với những doanh nghiệp đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài có những hành vi vi phạm pháp luật.
Theo khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu.
Căn cứ mục 2 Chương XI Bộ luật Lao động năm 2019, khi thuê lao động cao tuổi, doanh nghiệp phải đặc biệt chú ý những quy định sau:
- Người lao động có quyền thỏa thuận để rút ngắn thời giờ làm việc hằng ngày hoặc áp dụng chế độ làm việc không trọn thời gian.
- Các bên có thể ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn chứ không bắt buộc ký hợp đồng không xác định thời hạn.
- Không phải đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động đang hưởng lương hưu mà đi làm. Thay vào đó, trả thêm cho người lao động số tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm của người sử dụng lao động vào mỗi kỳ trả lương,
- Không được thuê lao động cao tuổi làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm có ảnh hưởng xấu tới sức khỏe người lao động cao tuổi nếu không bảo đảm các điều kiện làm việc an toàn.
Lực lượng biên giới Úc vừa thông báo hơn 225 lao động nước ngoài bất hợp pháp đã bị bắt giữ và hàng trăm người bị ngăn chặn vào nước này, theo Hãng tin AAP.
Những người bị bắt đến từ nhiều nước, trong đó có Việt Nam, Indonesia, Malaysia, Trung Quốc, Pakistan, Bangladesh và Tunisia. Gần phân nửa trong số đó bị bắt ở bang New South Wales và lãnh thổ thủ đô Úc.
Đây là một phần của chiến dịch tiến hành trên toàn nước Úc nhằm truy quét nạn làm giả thị thực và làm việc trái phép của người nước ngoài.
Những lao động bị bắt trong chiến dịch được thuê làm việc trong nhiều ngành từ nông nghiệp đến bán lẻ và dịch vụ nhà hàng, khách sạn.
Lực lượng biên giới Úc cho biết thêm phần lớn những lao động bất hợp pháp bị phát hiện đã bị trục xuất và giới chức tiếp tục điều tra nhiều công ty thuê lao động.
Thông tin được Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội nêu trong văn bản trả lời chất vấn Đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Quảng Bình về số liệu người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài.