Không được sao chép lại bất kỳ thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Điện tử VTC News
Không được sao chép lại bất kỳ thông tin nào từ website này khi chưa có sự đồng ý bằng văn bản của Báo Điện tử VTC News
Triển lãm Hàng không Chu Hải lần thứ 15 sắp khai mạc vào ngày 12/11 tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc. Bên cạnh những vũ khí trên không thu hút sự chú ý của truyền thông nước ngoài, năm nay Trung Quốc sẽ giới thiệu một số lượng kỷ lục các thiết bị quân sự trên bộ, một trong những phần quan trọng nhất của sự kiện.
Vào những ngày trước Triển lãm, hoạt động đào tạo, diễn tập cho các các thiết bị mặt đất, bao gồm xe tăng chiến đấu chủ lực, xe tấn công bánh xích, súng tấn công bánh lốp và robot bốn chân đã được thực hiện. 30% trong số này là các thiết bị mới, chiếm tỷ lệ cao nhất kể từ khi triển lãm hàng không này được ra mắt vào năm 1996.
Ban tổ chức đã sắp xếp các buổi trình diễn dựa trên xe tăng chiến đấu chủ lực và xe bọc thép bánh lốp mới, bổ sung thêm các yếu tố chiến đấu mới như phòng không và trinh sát tình báo đi kèm, đồng thời bổ sung thêm thiết bị không người lái và khái niệm mới về chiến đấu phối hợp có người lái - không người lái.
Tập đoàn Công nghiệp Bắc Trung Quốc cho biết sẽ giới thiệu khả năng chiến đấu có hệ thống của các hoạt động phối hợp tích hợp liên quân theo hệ thống chỉ huy và kiểm soát kỹ thuật số.
Triển lãm Hàng không Chu Hải là triển lãm vũ khí lớn nhất của Trung Quốc và được công nhận là một trong những sự kiện quốc phòng quan trọng nhất thế giới, thu hút hơn 1.000 đơn vị từ 47 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, trong đó có Nga, Pháp, Mỹ, Ả rập Xê út và Italia…
Dưới sự chỉ đạo của các bộ ban ngành trong nước, sự kiện được diễn ra từ ngày 11 đến ngày 13/10 với chuỗi hoạt động đa dạng như: trưng bày các gian hàng đa dạng các thiết bị, công nghệ hàng không tiên tiến đến từ các quốc gia có ngành hàng không phát triển hàng đầu; tổ chức các diễn đàn chuyên ngành để chuyên gia trình bày và thảo luận; kết nối kinh doanh giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp;…
Tham dự triển lãm còn các đại diện như: Vietnam Airline, ĐSQ Pakistan tại Việt Nam, ĐSQ Ả Rập Saudi tại Việt Nam, ĐSQ Angola tại Việt Nam, ĐSQ Canada tại Việt Nam, TLS Liên Bang Nga tại TP.HCM, TLS Hungary tại TP.HCM, TLS Australia tại TP.HCM, TLS Relanca tại TP.HCM, TLS Belarus tại TP.HCM, TLS Indonesia tại TP.HCM, TLS Lào tại TP.HCM, TLS Trung Quốc tại TP.HCM, TLS Hoa Kỳ tại TP.HCM,… cùng các Hiệp hội và các doanh nghiệp tại thành phố.
“Triển lãm Công nghiệp Hàng không và Hội thảo Khoa học: Tương lai hàng không: thách thức và giải pháp” được tổ chức nhằm thúc đẩy giao thương, liên kết kỹ thuật, dịch vụ giữa ngành Hàng không Việt Nam với ngành Hàng không các nước trên thế giới trong những năm tới.
Khách mời tham dự tại hội thảo.
Phát biểu khai mạc triển lãm, ông Trần Hoài An, Chủ tịch Học viện Hàng không Việt Nam, đã nhấn mạnh đến vai trò của ngành hàng không, vì chính hàng không giúp cho tất cả đi lại dễ dàng hơn. Vì thế mà chuyên ngành Hàng không luôn phải cập nhật sự phát triển của công nghệ thông tin.
Với ý nghĩa kết nối đất nước và con người Việt Nam với thế giới thông qua ngành hàng không vũ trụ, Ban tổ chức mong muốn triển lãm sẽ trở thành một Festival hàng không được tổ chức định kỳ hàng năm quy tụ thế giới đến Việt Nam để hợp tác và cộng hưởng đưa ngành hàng không vũ trụ Việt Nam phát triển lên những tầm cao mới.
Bà Lương Thị Xuân, Nhà sáng lập kiêm Giám đốc điều hành Triển lãm Quốc tế Hàng không Việt Nam lần đầu tiên, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Triển lãm Hàng không Việt Nam (VAE), cho biết: “Hiện nay đã xảy ra tình trạng thiếu hụt nguồn nhân lực cho ngành hàng không. Giai đoạn 2020 – 2030, ngành Hàng không Việt Nam cần nguồn nhân lực để cung ứng cho Cảng hàng không quốc tế Long Thành, Tân Sơn Nhất, Nội Bài và các cảng hàng không khác; cũng như nguồn nhân lực phục vụ các doanh nghiệp liên quan đến vận tải hàng không và các hãng hàng không”.
Bà Lương Thị Xuân phát biểu tại hội thảo.
Trong buổi lễ khai mạc còn diễn ra lễ ký kết hợp tác giữa Công ty CP triển lãm hàng không Việt Nam và các đối tác như Học viện hàng không Việt Nam, Trường Cao đẳng hàng không CAC (Canada).
Triển lãm mở ra các cơ hội hợp tác kinh doanh của các doanh nghiệp trong và ngoài nước, từ đó nâng cao vị thế công ty và cập nhật các xu hướng mới, trải nghiệm các công nghệ tiên tiến được áp dụng trong sản xuất, cung ứng, vận hành,…
Lễ ký kết hợp tác giữa các đơn vị.
Theo dự báo từ tháng 7 của IATA. Vào năm 2023, ngành Hàng không dự kiến sẽ bắt đầu phát triển mạnh trở lại. Đến cuối năm 2030, Việt Nam sẽ có tổng cộng 30 sân bay.
Theo Cục hàng không Việt Nam, tổng ngành Hàng không Việt Nam năm 2023 sẽ phục vụ khoảng 80 triệu hành khách và vận chuyển 1,44 triệu tấn hàng hóa, tăng 45,4% về khách và 15% về hàng hóa so với cùng kỳ năm 2022. Bên cạnh đó, IATA dự báo Việt Nam sẽ là thị trường Hàng không tăng trưởng nhanh thứ 5 thế giới, đạt 150 triệu hành khách vận chuyển vào năm 2035.