Tăng Trưởng Du Lịch

Tăng Trưởng Du Lịch

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử và ẩm thực đa dạng, phong phú nức lòng du khách. Thành phố xây dựng được thương hiệu, hình ảnh, tạo sự thân thiện, gần gũi, mến khách và đã được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo”, “Thành phố vì hòa bình”.

Hà Nội - Thủ đô nghìn năm văn hiến, là nơi có cảnh quan thiên nhiên đẹp, nhiều di tích lịch sử và ẩm thực đa dạng, phong phú nức lòng du khách. Thành phố xây dựng được thương hiệu, hình ảnh, tạo sự thân thiện, gần gũi, mến khách và đã được UNESCO công nhận là “Thành phố sáng tạo”, “Thành phố vì hòa bình”.

Khách du lịch nước ngoài đến Hà Nội ngày một nhiều. Ảnh minh họa

Luôn biết tận dụng thế mạnh và thời cơ trên, ngành Du lịch Hà Nội đổi mới, tiếp tục đưa ra nhiều chương trình kích cầu du lịch nội địa nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô 10-10.

Thành phố xây dựng đa dạng hình thức truyền thông trên các nền tảng số, website, nền tảng mạng xã hội nhằm tạo sức lan tỏa lớn và thu hút khách đến Hà Nội.

Trong tháng 10, thành phố tổ chức “Ngày hội văn hóa vì hòa bình” kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô và kỷ niệm 25 năm Hà Nội được vinh danh Thành phố vì hòa bình, tổ chức Lễ hội Áo dài Du lịch Hà Nội 2024...

Tổng lượng khách du lịch đến Hà Nội tháng 10 đạt 586 nghìn lượt người, tăng 18,1% so với tháng trước và tăng 16,8% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó, khách quốc tế tháng 10 đạt 405 nghìn lượt người, tăng 26,5% so với tháng trước và tăng 19,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, khách quốc tế ước đạt hơn 3,5 triệu lượt người, tăng 37% so với cùng kỳ năm trước, trong đó khách đến từ Hàn Quốc đạt 416,6 nghìn lượt người, tăng 9,9%, Trung Quốc 407 nghìn lượt người, tăng 70,5%, Hoa Kỳ 221,4 nghìn lượt người, tăng 21,6%, Nhật Bản 215,5 nghìn lượt người, tăng 25,5%...

Khách du lịch nội địa tháng 10 ước đạt 181 nghìn lượt người, tăng 2,8% so với tháng trước và tăng 12,1% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 10 tháng năm 2024, khách du lịch nội địa đến Hà Nội ước đạt hơn 1,5 triệu lượt người, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.

* Mời bạn đọc vào chuyên mục Du lịch xem các tin, bài liên quan.

Sở dĩ có chuyên gia kinh tế bắt đầu đặt vấn đề như vậy vì liên tục nhiều năm qua, Việt Nam luôn duy trì thặng dư thương mại trong hoạt động ngoại thương ngay cả trong những năm diễn ra đại dịch Covid-19. Từ một quốc gia nhập siêu, Việt Nam đã “lật ngược” tình thế, trở thành nước xuất siêu với kim ngạch hàng chục tỷ USD.

Đặc biệt trong tám tháng năm 2023, giá trị thặng dư thương mại của hàng hóa Việt Nam đã vượt mốc 20 tỷ USD, cho dù đây là năm thị trường thế giới có rất nhiều biến động, đơn hàng sụt giảm vì lạm phát toàn cầu. Tuy nhiên, giá trị xuất siêu của Việt Nam chủ yếu được tạo nên bởi nguồn thu từ xuất khẩu hàng hóa, trong đó đóng góp lớn thuộc về khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Nói như Tiến sĩ Nguyễn Bích Lâm, nguyên Tổng cục trưởng Thống kê, xuất siêu hàng hóa là rất tốt, nhưng chúng ta quá tập trung vào xuất nhập khẩu hàng hóa mà chưa quan tâm đến xuất nhập khẩu dịch vụ - lĩnh vực mà Việt Nam có nhiều lợi thế.

Trong thực tế, Việt Nam đã nhập siêu dịch vụ lớn và liên tục trong nhiều năm qua với giá trị nhập siêu luôn vượt con số 10 tỷ USD/năm. Theo tính toán, nếu giảm 1% nhập siêu dịch vụ sẽ làm GDP tăng 0,36 điểm phần trăm. Con số này cho thấy xuất khẩu dịch vụ là nguồn thu lớn và mang lại nhiều tiềm năng kinh tế mới cho đất nước.

Việt Nam có nhiều ngành dịch vụ có tiềm năng phát triển rất lớn như du lịch, tài chính, ngân hàng, vận tải và logistics..., là dư địa để cân đối lại cán cân xuất nhập khẩu dịch vụ. Giải pháp cho vấn đề này là phát triển bền vững ngành du lịch vì xuất khẩu dịch vụ hầu như phụ thuộc chủ yếu vào ngành công nghiệp không khói.

Du khách quốc tế đến Việt Nam tiêu dùng hàng hóa, sản phẩm, dịch vụ sẽ tạo ra doanh thu như một nguồn xuất khẩu tại chỗ. Do đó, muốn giảm nhập siêu dịch vụ cần có nhiều chính sách nhằm tạo điều kiện thuận lợi để thu hút khách du lịch nước ngoài đến Việt Nam. Đây không chỉ là bài toán riêng cho ngành du lịch mà là bài toán chung đặt ra cho nhiều ngành kinh tế và nhiều địa phương trong cả nước.

Để du lịch đóng góp nhiều hơn vào tăng trưởng, hướng tới cân đối cán cân xuất-nhập khẩu dịch vụ, phải nâng tầm trải nghiệm, tạo ra những sản phẩm du lịch có sức hút đối với khách quốc tế. Đó là tổng hoà của các yếu tố hấp dẫn từ văn hóa, kiến trúc, ẩm thực, cảnh quan, cơ sở hạ tầng... Bên cạnh đó là cải thiện chính sách thị thực, phát triển kinh tế ban đêm nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ du lịch, tạo ra nhiều trải nghiệm mới, cải thiện tình trạng khách quốc tế đến Việt Nam nhưng sau đó không muốn quay lại.

Đà Nẵng tăng cường các sản phẩm du lịch mới nhằm đáp ứng nhu cầu của du khách

Hiện nay, top 10 thị trường khách quốc tế tại Đà Nẵng, bao gồm: Hàn Quốc (chiếm tỷ lệ 41,3%), Đài Loan, Thái Lan, Trung Quốc, Ấn Độ, Mỹ, Nhật Bản, và Ma-lay-xi-a,  Ô-xtrây-li-a, Nga. Theo chuyên gia, số lượng các thị trường khách còn khá khiêm tốn, thành phố cần đẩy mạnh chủ trương đa dạng hóa thị trường khách quốc tế hơn nữa, thông qua việc xúc tiến, quảng bá, gắn với đặc trưng về yếu tố văn hóa của điểm đến, để có thể tạo nét riêng, đặc sắc cho điểm đến, gây ấn tượng với du khách.

Năm 2024, thành phố Đà Nẵng đã triển khai các sản phẩm du lịch mới, cũng như làm mới các sản phẩm hiện có, đạt hiệu ứng tích cực, đáp ứng phục vụ nhu cầu của du khách. Trong năm 2025, ngành Du lịch xác định sẽ tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, để triển khai 3 khâu đột phá thúc đẩy phát triển du lịch thành phố, trong đó, có đột phá về sản phẩm du lịch.

Lãnh đạo Hiệp hội Du lịch thành phố nhận định, bên cạnh định hướng, kế hoạch phát triển du lịch trong 2025, việc Đà Nẵng triển khai Nghị quyết 136 của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị và thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển thành phố Đà Nẵng, sẽ tạo điều kiện thuận lợi, để phát triển du lịch thành phố trong năm tới, duy trì tốc độ tăng trưởng nhanh, mạnh như 2024.

Dự báo năm 2025 sẽ là một năm khó khăn, do tình hình kinh tế thế giới và trong nước có nhiều diễn biến khó lường, ảnh hưởng đến du lịch. Để giữ vững thương hiệu du lịch Đà Nẵng, lãnh đạo thành phố đề nghị ngành du lịch tiếp tục làm mới những sản phẩm đang có, nâng cao chất lượng phục vụ, đặc biệt là phải đảm bảo an ninh, an toàn cho du khách. Bên cạnh đó, năm 2025, sẽ diễn ra nhiều sự kiện trọng đại của đất nước và thành phố; lãnh đạo thành phố cũng đề nghị ngành du lịch xây dựng các hoạt động gắn với các sự kiện trọng đại này, để thu hút khách du lịch đến Đà Nẵng.