Tại Sao Gọi Châu Âu Là Lục Địa Già

Tại Sao Gọi Châu Âu Là Lục Địa Già

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.

Tất cả chúng ta đều quen thuộc với tên của các lục địa và vị trí địa lý của chúng, nhưng không phải ai cũng biết lịch sử đằng sau những cái tên này.

Các sự kiện lịch sử cổ đại khác

Khoảng 500 năm TCT, phần phía bắc của Hy Lạp thường được gọi là Châu Âu và ngay sau đó tên này được áp dụng không chỉ đối với Hy Lạp, mà cả toàn bộ lục địa.

Theo một lý thuyết khác, được phát triển bởi nhiều nhà nghiên cứu, từ Châu Âu có nguồn gốc từ tiếng Semitic "erebu", có nghĩa là "hoàng hôn". Điều này là bởi vì khi chúng ta nhìn từ phía Trung Đông, mặt trời lặn ở châu Âu.

Tương tư như vậy, người ta có thể nói rằng cái tên Châu Á bắt nguồn từ từ "asu", có nghĩa là "bình minh".

Ngoài ra, trong thần thoại Hy Lạp, Europa là một công chúa người Phoenicia, bị bắt cóc bởi thần Zeus cải trang thành một con bò đực.

Cô đã được đưa tới Crete, nơi cô sinh ra Minos, người đã trở thành Vua của Crete.

TP - Châu Âu với những công trình kiến trúc cổ kính, những con phố lát đá rực rỡ sắc hoa hay nền văn hóa nghệ thuật đầy sắc màu chưa bao giờ ngừng cuốn hút. Nhưng không nhiều người Việt dám thực hiện ước mơ du lịch tự túc bởi họ nghĩ rất khó khăn, thậm chí không thể. Nhưng với chính sách mở cửa du lịch như hiện nay việc này trong tầm tay. Đi, để đến, để thấy và cảm nhận những mới lạ, ngỡ ngàng.

Chưa bao giờ châu Âu - “Lục địa già” trở thành điểm đến cũ, bởi mỗi góc phố đều mang một sức hút khó cưỡng, khắc vào lòng du khách tình cảm yêu mến đặc biệt. Mỗi vùng đất đều có bản sắc riêng độc đáo, ta có thể quay lại nhiều lần vẫn không hề nhàm chán. Không chỉ nổi tiếng với vẻ đẹp cổ kính, xa hoa và lãng mạn, còn một châu Âu đầy thú vị qua những khám phá khác lạ.

Một trong những điểm tôi thích nhất là vào trang web của bất kỳ sân bay nào ở châu Âu cũng có thể tìm được thông tin hướng dẫn từ sân bay đó về trung tâm thành phố đi bằng những phương tiện nào, tuyến số bao nhiêu, mua vé ở trang web nào. Vì thế, trong chuyến du lịch đến London (Anh), tôi đã có sẵn trong tay vé tàu chiều đi và chiều rời thành phố, nên khi nhập cảnh tôi chỉ việc lên tàu, hoàn toàn không mất thời gian cho việc tìm hiểu mua vé.

Điều khác lạ bạn sẽ không thấy có ở Việt Nam là tại nhiều nước, sân bay kết nối với ga trung tâm bằng nhiều phương tiện, rất thuận lợi để lựa chọn. Ga trung tâm nằm ở chính giữa thành phố, dễ dàng đến những điểm tham quan chính. Các bến xe bus, tàu điện ngầm được bố trí với khoảng cách hợp lý nên dù du khách muốn đến bất cứ địa điểm nào cũng chỉ phải đi bộ xa nhất 800m. Nhìn chung, ở nhiều nước, đi lại bằng taxi là phương tiện vừa xa xỉ, vừa không thuận tiện bằng phương tiện công cộng.

Điều khác lạ nữa mà nhiều du khách Việt để ý sẽ thấy, các quầy thông tin du lịch đều được bố trí ở gần lối ra của sân bay hay các ga trung tâm thành phố. Ở đó du khách có thể hỏi tất tật mọi thứ cho chuyến đi của mình, từ việc đi đâu, chơi gì, ăn gì... đến những bí quyết mua vé xe bus, vé tàu điện, vé tham quan sao cho tiết kiệm nhất. …Đến ngạc nhiên!

Du lịch tự túc giúp bạn có thể chủ động tìm hiểu, khám phá những điều mới mẻ, lạ lẫm. Bạn sẽ ngạc nhiên khi biết không phải điểm du lịch nổi tiếng nào trên thế giới cũng chào đón du khách. Ở Hallstatt (Áo), tôi bắt gặp những tấm biển ghi rõ “Hallstatt không phải bảo tàng. Hãy tôn trọng người dân bản địa trong chuyến tham quan của bạn. Không được vào nhà riêng, nói chuyện nhỏ, bỏ rác vào thùng”. Hay những tấm biển đề nghị không ồn ào trong các khoảng thời gian nghỉ ngơi của người dân từ 12h – 14h và từ 22h-7h.

Thực ra, cực chẳng đã người dân Hallstatt mới phải trưng những tấm biển như vậy. Đây là một ngôi làng nhỏ nằm bên hồ Hallstatter được xem là viên ngọc quý 7.000 năm tuổi của châu Âu. Bất cứ ai đặt chân đến Hallstatt cũng ngỡ như mình lạc vào chốn thần tiên. Sự nổi tiếng khiến ngôi làng trở thành điểm đến của đông đảo du khách, vượt quá số dân trong làng nhiều lần. Điều đó phá vỡ không gian yên bình, ảnh hưởng tới cuộc sống thường nhật, buộc người dân phải ra những quy định có thể khiến họ trở thành những người khó tính, không hiếu khách.

Chuyện của Hallstatt không phải hiếm đối với những điểm du lịch nổi tiếng trên thế giới. Khi đặt chân đến thành phố Venice (Ý), tôi không ngờ lượng khách đổ về thành phố này đông như vậy. Những con đường nhỏ chạy quanh thành phố, những cửa hàng lưu niệm, quán cà phê lúc nào cũng chật kín du khách. Mới đây, chính quyền đã ra quyết định từ ngày 1/7/2020 sẽ thu phí vào thành phố để hạn chế khách du lịch, trường hợp vắng khách, mức vé sẽ thấp hơn so với lúc cao điểm.

Amsterdam (Hà Lan) cũng áp dụng chính sách thu phí khi khách nghỉ đêm lại thành phố. Nơi này chỉ có 1,3 triệu dân nhưng mỗi năm đón lượng khách du lịch gấp 20 lần số dân. Hệ quả là cả thành phố phải chạy theo để phục vụ khách du lịch, không còn là thành phố thanh bình với hình ảnh người dân thong thả đạp xe nữa. Biện pháp thu phí không phải để tận thu của du khách mà để hạn chế bớt lượng người tới đây ngày một đông.

Thành phố Venice (Ý) lo ngại trước sự “tấn công” của du khách nên đã quyết định thu phí để hạn chế du khách

Ngạc nhiên với những chuyện đó, nhiều du khách sẽ thấy rằng có lẽ không ở đâu phát triển du lịch một cách ồ ạt và vô tội vạ như ở Việt Nam.  Lạc vào miền cổ tích

Đó là cảm giác khi đến với làng Wengen nằm dưới chân núi Jungfrau trên những thảm cỏ xanh mướt thuộc tỉnh Canton Bern (Thuỵ Sĩ). Wengen còn có tên gọi là “làng đi bộ” bởi ở đây xe cộ không được phép lưu thông để giữ vẻ đẹp nguyên sơ của nó. Chúng tôi mua vé đi cáp treo lên đỉnh núi cao hơn 2.200m để cảm nhận sự hùng vĩ của thiên nhiên khi phía đối diện là những ngọn núi tuyết băng phủ trắng lấp lánh, kì ảo dưới ánh nắng mặt trời.

Tự đi thay vì đi tour cho phép mình thích đi đâu bao lâu tuỳ ý và có thể ngẫu hứng xuống bất kỳ ga tàu nào để thỏa thích khám phá. Interlaken là một ngôi làng kỳ thú. Tọa lạc giữa hai hồ nước xanh lam hút mắt là Thunersee và Brienzersee, ngôi làng cho tôi cảm giác thiên đường là có thật.

Qua ô cửa sổ tàu, khung cảnh thiên nhiên hiện ra đẹp tựa bức tranh, những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh với bậu cửa sổ đầy hoa thơ mộng bên những rừng thông ngút ngàn xanh biếc. Từ trên cao nhìn xuống, đường tàu chạy ngoằn ngoèo, dưới tầm mắt là sườn đồi thoai thoải màu xanh ngắt của cỏ khiến tôi nhiều lúc không thể nén được những ca từ cảm thán hồn nhiên tựa trẻ nhỏ.  Nằm bên bờ hồ đẹp tựa tranh vẽ, thị trấn miền núi Lungern (Thuỵ Sĩ) hiện lên như trong câu truyện cổ tích.

Trên tàu đi từ Luzern đến Interlaken, tôi dán mắt qua cửa kính chiêm ngưỡng khung cảnh tuyệt đẹp mà thiên nhiên ưu đãi cho vùng đất này. Chính quyền sớm nhận ra đây là thiên đường nên đã thiết kế đường tàu chạy song song đường bộ để ngắm trọn vẻ đẹp của làng Lungern. Choáng ngợp trước vẻ đẹp đó, tôi quyết định khi từ Interlaken quay lại Luzern sẽ bỏ tàu xuống giữa chừng để khám phá ngôi làng Lungern mộng ảo.

Nước ở hồ Lungern xanh ngắt, cảm giác nó không tồn tại trong hiện thực này. Lạ nữa, nước hồ đáp ứng đủ chất lượng để uống trực tiếp. Làng được bao quanh bởi nhiều con đường mòn trên những ngọn núi, nó thực sự là điểm đến hoàn hảo cho người yêu thiên nhiên, tránh xa ồn ào, bụi bặm. Những ngôi nhà gỗ nhỏ xinh, thâm trầm nổi bật trên sườn đồi phủ cỏ xanh mướt mát. Ngày bé, ai từng xem bộ phim “Ngôi nhà nhỏ trên thảo nguyên” hẳn sẽ như tôi, thốt lên ngỡ ngàng vì hình ảnh nên thơ ấy đang hiển hiện trước mắt…

Châu Âu có gì hấp dẫn, quả thật không khó trả lời, bởi vẻ đẹp nơi này không chỉ nằm trong cảnh sắc mà bạn nhìn thấy, nó còn nằm trong tâm hồn của người cảm nhận. Đến đây, dạo qua những góc phố, ngôi làng, nhìn ngắm những công trình lịch sử, mỉm cười với ai đó trên phố bạn mới cảm nhận được châu Âu quyến rũ nhường nào và cũng nhiều bất ngờ đến khó tin…

Một người bạn của tôi nghiên cứu về phát triển du lịch cho biết, nhiều thành phố trên thế giới tính đến chuyện hạn chế khách du lịch bởi nhận ra rằng, họ đã phải trả giá rất nhiều so với những gì nhận được từ phát triển du lịch ồ ạt.

Mỗi lần đi nước ngoài, tôi lại nghĩ, giá như các thành phố lớn ở Việt Nam phát triển tốt hệ thống giao thông công cộng thì chẳng cần kêu gọi, cấm đoán người dân cũng tự khắc bỏ phương tiện cá nhân.

Bách khoa toàn thư mở Wikipedia

Châu Âu lục địa hay châu Âu đại lục là phần lục địa châu Âu. Các định nghĩa chung nhất của lục địa châu Âu[1] không bao gồm các quần đảo của Hy Lạp, Malta, Sicily, Sardinia, Corsica, quần đảo Balearic, Iceland, Ireland, và Anh Quốc và các lãnh thổ phụ thuộc. Hầu hết các định nghĩa mở rộng ranh giới của lục địa giới tiêu chuẩn của nó: các dãy núi Ural, sông Ural, Biển Caspi, và dãy Caucasus.