Số Liệu Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam 2023

Số Liệu Đầu Tư Nước Ngoài Vào Việt Nam 2023

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.

Kể từ khi ban hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam (năm 1987) đến nay, Việt Nam đã thu hút được gần 438,7 tỉ USD vốn đầu tư nước ngoài (FDI). Khu vực FDI đã đóng góp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam, nâng cao vị thế và uy tín Việt Nam trên trường quốc tế. Riêng năm 2023, mặc dù tăng trưởng kinh tế của Việt Nam giảm tốc (chỉ đạt 5,05% GDP so với 8% GDP năm 2022) do bối cảnh kinh tế toàn cầu gặp nhiều khó khăn, thách thức, nhưng Việt Nam vẫn là điểm đến hấp dẫn của vốn FDI.

Thị trường kinh doanh liên tục đổi mới

Môi trường đầu tư kinh doanh của Việt Nam được cải thiện theo hướng thông thoáng, minh bạch và tuân theo các chuẩn mực quốc tế. Có rất nhiều hiệp định thương mại mà Việt Nam ký kết cho thấy sự cởi mở đối với nền kinh tế toàn cầu.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được mức tăng trưởng từ 7,08% của các nước năm 2018.

Tình hình kinh tế và chính trị, xã hội ổn định là điều kiện tốt để phát triển kinh tế.

Dân số đông, có sức mua lớn là thị trường tiềm năng tại Việt Nam cho các nhà đầu tư nước ngoài phát triển.

Có nhiều nhà máy hàng đầu chuyên sản xuất các loại linh kiện điện tử, điện thoại di động, đặc biệt là dệt may và các ngành công nghiệp khác.

Thu hút đầu tư nước ngoài bởi các chính sách của nhà nước.

Việt Nam thu hút đầu tư nước ngoài bởi sở hữu nhiều ưu điểm về vị trí địa lý, các chính sách của nhà nước. Ngoài ra, nước ta cũng có lượng dân cư đông đảo là thị trường tiềm năng để để phát triển các sản phẩm mới.

Trong đó, vốn đăng ký mới giảm 53,4%, nhưng vốn điều chỉnh và góp vốn mua cổ phần (GVMCP) tăng mạnh, lần lượt là 45,4% và 51,6%.

Với việc vốn đăng ký mới giảm 53,4% so với cùng kỳ năm 2021, thì đây là tháng thứ 4 kể từ đầu năm ghi nhận xu hướng giảm của dòng vốn FDI vào Việt Nam.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong 5 tháng đầu năm 2022, có 578 dự án mới được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (giảm 5,7% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký đạt gần 4,12 tỷ USD (giảm 53,4% so với cùng kỳ); có 395 lượt dự án đăng ký điều chỉnh vốn đầu tư (tăng 15,5% so với cùng kỳ), tổng vốn đăng ký tăng thêm đạt trên 5,61 tỷ USD (tăng 45,4% so với cùng kỳ); có 1.339 lượt GVMCP của nhà đầu tư nước ngoài (giảm 5,8% so với cùng kỳ), tổng giá trị vốn góp đạt trên 1,98 tỷ USD (tăng 51,6% so với cùng kỳ).

Trong thời gian này, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 18 ngành trong tổng số 21 ngành kinh tế quốc dân. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến, chế tạo dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đạt trên 6,8 tỷ USD, chiếm 58,2% tổng vốn đầu tư đăng ký.

Ngành kinh doanh bất động sản đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, chiếm 25,6% tổng vốn đầu tư đăng ký. Tiếp theo lần lượt là các ngành thông tin truyền thông; hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ với tổng vốn đăng ký đạt lần lượt là gần 398 triệu USD và gần 374,8 triệu USD.

Tuy nhiên, nếu xét về số lượng dự án mới thì bán buôn bán lẻ, công nghiệp chế biến chế tạo và hoạt động chuyên môn khoa học công nghệ là các ngành thu hút được nhiều dự án nhất, chiếm lần lượt 29,6%, 25,6% và 17,5% tổng số dự án.

Các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 48 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 5 tháng đầu năm 2022. Bình Dương dẫn đầu với tổng vốn đầu tư đăg ký trên 2,52 tỷ USD, chiếm 21,5% tổng vốn đầu tư đăng ký và gấp gần 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2021. Bắc Ninh đứng thứ hai với tổng vốn đầu tư gần 1,65 tỷ USD, chiếm 14,1% tổng vốn. Thành phố Hồ Chí Minh xếp thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 1,3 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn và giảm nhẹ 1,1% so với cùng kỳ năm 2021.

Theo Cục Đầu tư nước ngoài, nếu xét về số dự án mới, các nhà đầu tư nước ngoài vẫn tập trung đầu tư nhiều tại các thành phố lớn, có cơ sở hạ tầng thuận lợi như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội. Trong đó, Thành phố Hồ Chí Minh dẫn đầu về số dự án mới (40,3%), số lượt GVMCP (67,9%) và đứng thứ hai về số lượt dự án điều chỉnh vốn (13,69 sau Hà Nội là gần 17%).

Tính tới ngày 20/5/2022, ước tính các dự án đầu tư nước ngoài đã giải ngân được 7,71 tỷ USD, tăng 7,8% so với cùng kỳ năm 2021.

Kim ngạch xuất khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài tiếp tục tăng trong 5 tháng đầu năm 2022. Xuất khẩu (kể cả dầu thô) ước đạt trên 115,29 tỷ USD, tăng 17,6% so với cùng kỳ, chiếm 73,7% kim ngạch xuất khẩu. Xuất khẩu không kể dầu thô ước đạt trên 114,32 tỷ USD, tăng 17,4% so với cùng kỳ, chiếm 73,1% kim ngạch xuất khẩu cả nước.

Nhập khẩu của khu vực đầu tư nước ngoài ước đạt gần 101,45 tỷ USD, tăng 17,9% so cùng kỳ và chiếm 65,5% kim ngạch nhập khẩu cả nước.

Tính chung trong 5 tháng đầu năm 2022, khu vực ĐTNN xuất siêu trên 13,8 tỷ USD kể cả dầu thô và xuất siêu gần 12,9 tỷ USD không kể dầu thô. Trong khi đó, khu vực doanh nghiệp trong nước nhập siêu trên 12,3 tỷ USD.

Cũng trong thời gian này, đã có 79 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam trong 5 tháng đầu năm 2022. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư gần 3 tỷ USD, chiếm 25,3% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam, giảm 43,8% so với cùng kỳ 2021. Hàn Quốc đứng thứ hai với trên 2,06 tỷ USD, chiếm 17,6% tổng vốn đầu tư, tăng 12,6% so với cùng kỳ.

Với dự án Lego có quy mô lớn, tổng vốn đầu tư trên 1,3 tỷ USD, Đan Mạch tiếp tục đứng thứ ba với tổng vốn đầu tư đăng ký gần trên 1,32 tỷ USD, chiếm 11,3% tổng vốn đầu tư.

Còn nếu theo số lượng dự án, Hàn Quốc vẫn là đối tác có nhà đầu tư quan tâm và đưa ra các quyết định đầu tư mới cũng như mở rộng dự án đầu tư và GVMCP nhiều nhất trong 5 tháng đầu năm 2022 (chiếm 19,4% số dự án mới, 33,9% số lượt điều chỉnh và 36,7% số lượt GVMCP)./.

Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư) cho biết, tổng vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đăng ký tại Việt Nam trong 9 tháng đầu năm 2024 đạt hơn 24,78 tỷ USD, tăng 11,6% so với cùng kỳ năm 2023. Vốn FDI thực hiện ước đạt 17,3 tỷ USD, tăng 8,9% so vỡi cùng kỳ, cao nhất của 9 tháng trong 5 năm qua, vượt cả thời điểm trước dịch.

9 tháng đầu năm 2024, đã có 98 quốc gia và vùng lãnh thổ có đầu tư tại Việt Nam. Trong đó, Singapore dẫn đầu với tổng vốn đầu tư hơn 7,35 tỷ USD, chiếm gần 29,7% tổng vốn đầu tư, tăng 69% so với cùng kỳ 2023. Trung Quốc đứng thứ hai với hơn 3,2 tỷ USD, chiếm 13% tổng vốn đầu tư, giảm 4,5% so với cùng kỳ. Tiếp theo lần lượt là Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản,…

Các đối tác đầu tư lớn nhất trong 9 tháng đầu năm đều là các đối tác truyền thống của Việt Nam và đến từ Châu Á. Riêng 5 nhà đầu tư dẫn đầu gồm Singapore, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hồng Kông (Trung Quốc), Nhật Bản đã chiếm tới 73,2% số dự án đầu tư mới và 75,2% tổng vốn đầu tư đăng ký của cả nước.

Về địa bàn đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài đã đầu tư vào 55 tỉnh, thành phố trên cả nước trong 9 tháng năm 2024. Riêng 10 địa phương gồm: Bắc Ninh, TP HCM, Quảng Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Hà Nội, Hải Phòng, Đồng Nai, Bắc Giang, Ninh Thuận đã chiếm 80,1% số dự án mới và 72,9% số vốn đầu tư của cả nước trong 9 tháng.

Tính lũy kế đến ngày 30/9/2024, cả nước có 41.314 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đăng ký 41,31 tỷ USD. Vốn thực hiện lũy kế của các dự án đầu tư nước ngoài ước đạt khoảng 314,5 tỷ USD, bằng gần 64% tổng vốn đầu tư đăng ký còn hiệu lực.

Những dấu mốc quan trọng 35 năm thu hút FDI

Trong hơn 35 năm thu hút đầu tư nước ngoài, giai đoạn 1988 - 1990 được coi là giai đoạn khởi động. Kinh tế Việt Nam mở ra chương mới với chủ trương hội nhập kinh tế, đánh dấu làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài đầu tiên.

Giai đoạn này, số lượng dự án đầu tư nước ngoài còn khá khiêm tốn. Tuy nhiên, các cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, trong đó có Luật Đầu tư ngoài đã giúp kinh tế Việt Nam đạt tốc độ tăng trưởng cao, đóng góp vào chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy xuất nhập khẩu,...

Giai đoạn 1991 - 2000: Tổng vốn FDI đăng ký vào Việt Nam đạt 45,49 tỷ USD; tổng vốn thực hiện đạt 20,67 tỷ USD. Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế khi chiếm 12% GDP năm 2000; chiếm 30% tổng vốn đầu tư xã hội giai đoạn 1991-2000, theo số liệu Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

Trong giai đoạn này, GDP của Việt Nam tăng bình quân 7,56%/năm, trong đó GDP năm 2000 cao gấp 2,07 lần năm 1990. Việt Nam thuộc các nền kinh tế trong khu vực có tốc độ tăng trưởng cao.

Từ năm 1991 - 2000, nhiều tập đoàn lớn trong lĩnh vực công nghiệp bắt đầu đầu tư vào Việt Nam như PouChen và Feng Tay (Đài Loan) gia công giày dép, Honda (Nhật Bản) sản xuất xe máy…, đặt những nền móng đầu tiên cho ngành chế biến, chế tạo tại Việt Nam.

Giai đoạn 2001 - 2010: Tổng vốn đăng ký đạt 168,88 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 58,48 tỷ USD, tương ứng gấp 3,32 và 2,85 lần so với giai đoạn 1991 - 2000.

Khu vực đầu tư nước ngoài đóng góp quan trọng vào chuyển đối mô hình tăng trưởng từ chiều rộng sang chiều sâu. Theo Cục Đầu tư nước ngoài, năm 2010, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm 18,72% GDP (tính theo giá hiện hành), đóng góp trên 12% thu ngân sách Nhà nước, chiếm khoảng 45% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, 54,1% tổng kim ngạch xuất khẩu cả nước (39,08 tỷ USD).

Đáng chú ý, năm 2006, Việt Nam có những dự án tỷ USD đầu tiên từ nhà sản xuất chip Intel (Mỹ) và tập đoàn thép Posco (Hàn Quốc). Thu hút FDI lần đầu vượt 10 tỷ USD, đánh dấu sự bùng nổ của làn sóng thứ hai. Năm 2008, lượng vốn đăng ký tiếp tục tăng, lập kỷ lục gần 72 tỷ USD. Đây cũng là năm Samsung, nhà đầu tư FDI lớn nhất hiện nay, bắt đầu xây dựng nhà máy đầu tiên tại Bắc Ninh.

Giai đoạn 2011 - 2020: Tổng vốn đăng ký đạt 270, 69 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 152,3 tỷ USD, lần lượt gấp 1,6 lần và gấp 2,6 lần so với giai đoạn 2001 - 2010. Trong giai đoạn này, từ năm 2014, phương thức mua bán và sáp nhập (M&A) trở thành xu hướng mới của thu hút đầu tư nước ngoài.

Năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài chiếm tỷ trọng 20% cơ cấu GDP và chiếm khoảng 55% tổng giá trị sản xuất công nghiệp, qua đó đã góp phần hình thành một số ngành công nghiệp chủ lực, như khai thác dầu khí, điện tử, hóa chất, ô tô, xe máy, công nghệ thông tin, viễn thông, thép, xi măng, chế biến nông sản thực phẩm, da giày, dệt may…

Trong làn sóng thứ ba này, vốn FDI không có bước nhảy vọt như những năm 2005-2008 mà tăng ổn định. Đặc biệt, với 15 FTA thế hệ mới, hội nhập kinh tế của Việt Nam với thế giới đã gia tăng cả chiều rộng và chiều sâu, tạo thuận lợi hơn đối với thương mại và đầu tư quốc tế.

Năm 2020, khu vực đầu tư nước ngoài có tống kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa đạt 422,92 tỷ USD, chiếm 79% tổng kim ngạch; trong đó xuất khẩu là 204,43 tỷ USD, chiếm 72,3% và nhập khẩu là 218,48 tỷ USD, chiếm 86,6%%.

Giai đoạn 2021-2023: Tổng vốn đăng ký đạt 94,98 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 65,32 tỷ USD. Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, khu vực FDI có vai trò quan trọng, đóng góp 16,1% tổng vốn đầu tư toàn xã hội trong năm 2023. Điều này tạo thêm xung lực, là nhân tố quan trọng góp phần phát triển các ngành có giá trị gia tăng cao, các ngành công nghiệp phụ trợ trong nước, tạo việc làm, tăng thu ngân sách trong những năm gần đây.

Bên cạnh đó, vị thế của Việt Nam trên bản đồ quốc tế về thu hút đầu tư FDI được nâng cao, nhiều tập đoàn đa quốc gia trên thế giới dành sự quan tâm đến Việt Nam. Việt Nam đang đứng trước làn sóng đầu tư thứ 4, với sự chú ý của các “đại bàng” công nghệ, bán dẫn thế giới về xây tổ.

Một số tập đoàn lớn như: Apple, Dell, Foxconn, Pegatron, Nike… đã thực hiện quá trình dịch chuyển chuỗi cung ứng sản xuất sang Việt Nam. Trong khi đó, nhiều tập đoàn lớn trong ngành điện tử, bán dẫn như: Samsung, Synopsys, Qualcomm, Infineon, Amkor, Nvidia,... đang tiếp tục mở rộng đầu tư cho thấy vai trò ngày càng quan trọng của Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu.

FDI dẫn dắt động lực tăng trưởng

Trong gần 4 thập kỷ, khu vực đầu tư nước ngoài đã đóng góp tích cực cho kinh tế - xã hội và hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam. Trong khi phần lớn khoản đầu tư ban đầu đổ vào lĩnh vực dệt may và giày dép có giá trị gia tăng thấp, Việt Nam nhanh chóng thăng hạng trong chuỗi giá trị, phát triển thành trung tâm lắp ráp điện tử quan trọng.

Bằng chứng là, 10 năm trước, FDI vào các ngành chế biến, chế tạo chỉ chiếm khoảng 30-35% tổng vốn đầu tư thì giai đoạn 2019-2022 đã tăng lên 40-50%. Đặc biệt tính lũy kế đến năm 2023, tỷ lệ vốn đầu tư vào công nghiệp chế biến, chế tạo đã tăng lên gần 50%.

Trong ba chân kiềng tăng trưởng kinh tế gồm đầu tư, tiêu dùng và xuất khẩu. FDI đang đóng góp quan trọng cho khu vực xuất khẩu. Năm 1995, thị phần đóng góp cho xuất khẩu Việt Nam của doanh nghiệp trong nước và nước ngoài lần lượt là 73% và 27%. Gần 30 năm sau, tỷ lệ này đảo ngược.

Theo số liệu thống kê mới nhất của Tổng cục Hải quan, năm 2023, kim ngạch xuất khẩu của doanh nghiệp FDI đạt 257,2 tỷ USD, chiếm 72,52% kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trong đó, doanh nghiệp FDI góp mặt ở hầu hết nhóm hàng xuất khẩu quan trọng của Việt Nam với nhiều nhóm hàng đạt kim ngạch từ 10 tỷ USD trở lên. Đặc biệt, doanh nghiệp FDI nắm 98-99% giá trị xuất khẩu nhóm hàng công nghệ cao như máy vi tính, sản phẩm điện tử, điện thoại, linh kiện.

Chiến lược Hợp tác đầu tư nước ngoài giai đoạn 2021 - 2030 được Chính phủ đã ban hành tháng 6/2022 đề ra một số mục tiêu.

Mục tiêu thứ nhất, nâng cao tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài đăng ký của châu Á, bao gồm Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Malaysia, Thái Lan, Ấn Độ, Indonesia, Philippines; và châu u, bao gồm Pháp, Đức, Ý, Tây Ban Nha, Liên bang Nga, Anh. Cùng với đó, đưa đầu tư của Hoa Kỳ tăng lên 70% trong giai đoạn 2021 - 2025 và 75% trong giai đoạn 2026 - 2030.

Thứ hai, tăng 50% số lượng tập đoàn đa quốc gia thuộc nhóm 500 tập đoàn đa quốc gia lớn nhất thế giới do Tạp chí Fortune (Hoa Kỳ) xếp hạng có hiện diện và hoạt động tại Việt Nam.

Thứ ba, đến năm 2030, nằm trong nhóm 3 quốc gia dẫn đầu ASEAN và nhóm 60 quốc gia đứng đầu thế giới theo xếp hạng môi trường kinh doanh của Ngân hàng Thế giới.

Cùng với đó, hỗ trợ doanh nghiệp trong nước đánh giá, lựa chọn và tiếp nhận công nghệ được chuyển giao từ doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, đảm bảo tính tương thích, đồng bộ và phù hợp với mục tiêu phát triển công nghệ quốc gia trong từng giai đoạn.

Để thực hiện các mục tiêu này, chia sẻ với Mekong ASEAN, GS. Nguyễn Mại, Chủ tịch Hiệp hội doanh nghiệp đầu tư nước ngoài, nhận định, trước hết phải hoàn thiện thể chế, luật pháp. Việt Nam đã coi việc hoàn thiện thể chế, luật pháp là một trong ba đột phá chiến lược. Việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật Đầu tư, Luật Doanh nghiệp, các luật thuế và các cơ chế, chính sách liên quan đến thu hút đầu tư nước ngoài là đòi hỏi gay gắt để tạo môi trường đầu tư hấp dẫn, hài hòa lợi ích đất nước với lợi ích nhà đầu tư nước ngoài.

Theo GS.TSKH Nguyễn Mại, Nghị quyết 50-NQ/TW của Bộ Chính trị cũng đề ra chủ trương xây dựng thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội, cạnh tranh quốc tế tạo điều kiện kinh doanh thuận lợi thu hút các dự án lớn, trọng điểm quốc gia, dự án công nghệ cao..., thu hút các nhà đầu tư chiến lược, các tập đoàn đa quốc gia đầu tư, đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu - phát triển (R&D), trung tâm đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.

“Thể chế, chính sách ưu đãi vượt trội là những quy định mới chưa có tiền lệ trong các văn bản pháp luật của Việt Nam để phát huy lợi thế cạnh tranh của Việt Nam, đồng thời tạo ra lợi thế mới để ứng phó có hiệu quả với cuộc cạnh tranh thu hút đầu tư nước ngoài”, GS. Nguyễn Mại nhận định.

Mặt khác, theo ông, một trong những hạn chế lớn trong thu hút đầu tư của Việt Nam là sự thiếu liên kết giữa khối FDI với doanh nghiệp trong nước, và chuyển giao công nghệ chưa hiệu quả. Để các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kết nối hiệu quả với doanh nghiệp Việt Nam theo chuỗi cung ứng sản phẩm, cần phát triển mạnh mẽ khu vực tư nhân trong nước, phát triển công nghiệp hỗ trợ.

“Sự tham gia của các doanh nghiệp Việt trong vai thầu phụ cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài tăng lên đáng kể trong nhiều năm qua, nhưng mục tiêu không thể chỉ dừng lại ở các hợp đồng gia công. Nền kinh tế cần các doanh nghiệp Việt có thể tham gia gắn kết vào hệ thống đó, ở vai thiết lập sâu hơn vào chuỗi sản xuất toàn cầu, nắm bắt được công nghệ lõi, công nghệ tương lai. Khi làm chủ được công nghệ, thì mới có thể trở thành một nước công nghiệp phát triển”, GS. Nguyễn Mại nhấn mạnh.