Ở bất kỳ môi trường nào, nhân viên cũng mong muốn làm việc trong sự chuyên nghiệp với tâm thế thoải mái để mỗi ngày đi làm đều có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị hơn. Là quản lý spa, bạn cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử chi tiết, rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới, giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng để tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng chế độ thưởng – phạt minh bạch, công bằng để nhân viên an tâm gắn bó lâu dài và làm việc hết mình.
Ở bất kỳ môi trường nào, nhân viên cũng mong muốn làm việc trong sự chuyên nghiệp với tâm thế thoải mái để mỗi ngày đi làm đều có ý nghĩa và mang lại nhiều giá trị hơn. Là quản lý spa, bạn cần xây dựng bộ quy tắc ứng xử chi tiết, rõ ràng giữa cấp trên và cấp dưới, giữa nhân viên với nhau, giữa nhân viên với khách hàng để tạo nên môi trường làm việc thân thiện, bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau, cùng chế độ thưởng – phạt minh bạch, công bằng để nhân viên an tâm gắn bó lâu dài và làm việc hết mình.
Thư viện sáng kiến kinh nghiệm Công Nghệ 10, skkn Công Nghệ 10 tham khảo cho giáo viên.
Trung bình sẽ mất khoảng 5 – 6 năm để từ một kỹ thuật viên spa chuyên nghiệp thăng tiến lên vị trí quản lý spa. Vậy công việc của một quản lý spa là gì? Để quản lý spa hiệu quả, cần lưu ý những yếu tố nào? Hãy cùng Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu đi tìm lời đáp trong bài viết sau đây nhé.
Quản lý spa hiệu quả là khi tạo nên guồng làm việc trôi chảy, có sự phối hợp nhịp nhàng giữa các nhân viên, khiến khách hàng hài lòng với trải nghiệm có được, sẵn sàng quay trở lại, đảm bảo doanh thu và góp phần tạo nên thương hiện spa đứng vững trên thị trường. Để có thể trở thành quản lý spa chuyên nghiệp trong tương lai, bạn cần nắm rõ mô tả công việc của chức danh này và lắng nghe những chia sẻ kinh nghiệm trong cách vận hành spa.
Quản lý spa là vị trí đầu tàu, đòi hỏi cả “tâm” và “tầm” (Nguồn ảnh: Internet)
Với bản mô tả công việc quản lý spa nêu trên, theo thông tin từ chuyên trang tuyển dụng JobsGO, mức lương cho vị trí này có thể chạm ngưỡng 18 triệu đồng/tháng (tùy theo vị trí và quy mô spa, năng lực và kinh nghiệm của ứng viên…).
Hạng mục công việc của quản lý spa liên quan đến mọi hoạt động diễn ra trong ngày tại spa (Nguồn ảnh: Internet)
Hãy thực hiện tốt khâu tuyển dụng ngay từ đầu. Yếu tố quan trọng hàng đầu trong kinh doanh lĩnh vực spa chính là con người, bao gồm kỹ thuật viên spa, tư vấn viên, y sĩ… Họ chính là những người trực tiếp đem lại trải nghiệm cho khách hàng dựa trên mức độ thạo nghề và thái độ khi giao tiếp. Vì thế, việc xây dựng đội ngũ nhân viên spa tiếp cận đầy đủ kiến thức, kỹ năng và tác phong làm việc chuyên nghiệp là điều không thể thiếu.
Một điều lưu ý khác là ngay từ đầu, người quản lý cần “đả thông tư tưởng” cho ứng viên hiểu được tầm quan trọng của kỹ năng giao tiếp với khách hàng. Khi tuyển dụng, bạn nên quan sát kỹ sắc mặt, thái độ của ứng viên để biết họ có tố chất của một người làm nghề dịch vụ hay không. Nhận định đúng tiềm năng sẽ giúp bạn có được đội ngũ nhân sự chất lượng nhất.
Trong quá trình quản lý spa, không hiếm xảy ra những tình huống không hề mong đợi, làm các nhà quản lý phải đau đầu xử trí, ví dụ như khách bị dị ứng với mỹ phẩm, khách không hài lòng với dịch vụ và đòi lại tiền, khách bị chảy máu khi thực hiện quy trình trị liệu… Đây là những rủi ro gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến uy tín và thương hiệu spa.
Muốn trở thành nhà quản lý giỏi, bạn phải học cách ứng biến tốt với những sự cố trên, bao gồm trang bị kiến thức để giải quyết nhanh chóng mà vẫn đảm bảo an toàn cho khách hàng, tránh khiến khách bị hoảng loạn; gửi lời xin lỗi chân thành và thương lượng với khách hàng để đền bù tổn thất hợp lý…
Quá trình trị liệu có thể xảy ra một số phản ứng không mong muốn trên cơ thể khách (Nguồn ảnh: Internet)
Kỹ năng ứng biến nhanh chóng sẽ có được khi bạn đã từng kinh qua trường hợp đó để đúc kết kinh nghiệm hoặc tham gia các lớp đào tạo sơ cứu, lớp kỹ năng xử lý tình huống trong các khóa quản lý spa chuyên nghiệp… Bên cạnh đó, đừng quên bảo đảm tay nghề chuyên môn của kỹ thuật viên đạt mức chuẩn nhất để hạn chế rủi ro không đáng có xảy đến cho khách hàng.
Trên đây là bản mô tả công việc quản lý spa và một số chia sẻ kinh nghiệm quản lý spa. Sẽ còn rất nhiều lời khuyên khác về quản trị nhân sự, xây dựng ngân sách, quản lý chất lượng… trong những bài viết tiếp theo từ Chăm Sóc Sắc Đẹp Á Âu. Hãy cùng đón đọc nhé!
Để hạn chế tối đa rủi ro có thể xảy đến và đạt mục tiêu doanh thu, nhanh chóng thu hồi vốn, nhà quản lý spa cần học hỏi kinh nghiệm sẵn có từ người đi trước. Đặc thù của kinh doanh spa là bỏ ra nguồn chi phí lớn cho trang thiết bị, máy móc hiện đại, nguồn nhân lực kỹ thuật viên giỏi tay nghề… nên việc quản lý spa hiệu quả để tối ưu kinh phí là bài toán không hề đơn giản chút nào. Dưới đây là một số kinh nghiệm trong quản lý spa giúp bạn có thể định hướng phát triển và vận hành spa đúng cách.
Quản lý spa giỏi là người biết cách khích lệ tinh thần nhân viên để họ phát huy tối đa năng lực. Hãy khen thưởng bằng cách vinh danh hoặc phần thưởng hiện kim khi nhân viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Chính điều này khiến họ cảm thấy công sức của mình được tập thể thừa nhận, nỗ lực của mình được cấp trên ghi nhận, thúc đẩy động lực cố gắng nhiều hơn nữa trong công việc.
Ngoài ra, quản lý cần trò chuyện, quan tâm nhiều hơn đến cảm xúc và có thể là đời sống của nhân viên để tạo dựng mối quan hệ thân thiết. Có như thế, họ mới cảm thấy mình được yêu quý, là một phần gắn bó với nơi làm việc và cố gắng thể hiện khả năng tốt hơn.
Quản lý đúng cách sẽ khơi gợi thành công tinh thần làm việc của tập thể nhân viên spa (Nguồn ảnh: Internet)