Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Ftu

Nghiệp Vụ Xuất Nhập Khẩu Ftu

Ngày 12-6-2017, tại kỳ họp thứ 3 khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018). Luật này quy định về các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương, các biện pháp hỗ trợ ngoại thương và giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương.

Ngày 12-6-2017, tại kỳ họp thứ 3 khóa XIV, Quốc hội đã thông qua Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 (Có hiệu lực thi hành từ ngày 01-01-2018). Luật này quy định về các biện pháp quản lý hoạt động ngoại thương, các biện pháp hỗ trợ ngoại thương và giải quyết tranh chấp trong hoạt động ngoại thương.

Giáo trình Nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Cập nhật lúc 16:06, Thứ ba, 16/08/2022 (GMT+7)

Hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và ảnh hưởng tích cực đến chỉ số tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập ...

Giáo trình Nghiệp vụ xuất nhập khẩu (Giáo trình điện tử)./ Đàm Quang Vinh, Nguyễn Quang Huy (đồng chủ biên)

Thông tin xuất bản: H. :Giáo dục, 2012, xii ; 251 Tr .; bảng ; 24 cm.

Ký hiệu xếp giá: 382. 0711 ĐAV 2012

Vị trí lưu trữ: Truy cập trực tuyến

Mô tả: Trình bày những đặc trưng của hoạt động ngoại thương; Một số vấn đề cơ bản trong chiến lược ngoại thương của doanh nghiệp; Thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu; Các điều kiện thương mại quốc tế; Các phương thức giao dịch thương mại, soạn thảo, đàm phán, ký kết và tổ chức hoạt động thực hiện hợp đồng ngoại thương; Thủ tục hải quan và các chứng từ thông dụng trong ngoại thương

Tiêu đề mục: Nghiệp vụ xuất nhập khẩu

Hoạt động ngoại thương, đặc biệt là xuất nhập khẩu đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế của mỗi quốc gia và ảnh hưởng tích cực đến chỉ số tăng trưởng kinh tế. Nền kinh tế Việt Nam đã và đang hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới, điều này làm cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp không còn bị giới hạn trọng phạm vi quốc gia mà được mở rộng ra thị trường quốc tế. Tiến hành kinh doanh với các doanh nghiệp thuộc quốc gia khác đòi hỏi các doanh nghiệp của Việt Nam không những phải hiểu biết cơ bản những thông lệ quốc tế, những cam kết trong những hiệp định thương mại song phương và đa phương mà nước ta đã ký kết mà còn phải giỏi cả về kỹ thuật nghiệp vụ xuất nhập khẩu để có thể khai thác được các nguồn lực từ thị trường quốc tế và giảm được những thiệt hại từ việc lựa chọn không đúng hoặc chưa tốt các nghiệp vụ trong hoạt động xuất nhập khẩu của mình. Xuất phát từ những yêu cầu thiết yếu trên tập thể tác giả đã biên soạn và cho ra đời cuốn Giáo trình Nghiệp vụ xuất nhập khẩu.

Giáo trình cung cấp những kiến thức từ cơ bản đến nâng cao cho những sinh viên nghiên cứu về kỹ thuật kinh doanh xuất nhập khẩu, những doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu và các dịch vụ có liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu. Cuốn sách này được biên soạn trên cơ sở tham khảo nhiều tài liệu tương tự đã được xuất bản ở Việt Nam nhưng có chọn lọc những vấn đề phù hợp và thiết thực nhất.

Giáo trình Nghiệp vụ xuất nhập khẩu được bố cục thành 10 chương.

Chương 1: Những đặc trưng của hoạt động ngoại thương

Chương 2: Một số vấn đề cơ bản trong chiến lược ngoại thương của doanh nghiệp

Chương 3: Thanh toán trong kinh doanh xuất nhập khẩu

Chương 4: Các điều kiện thương mại quốc tế

Chương 5: Các phương thức giao dịch thương mại thông dụng trong ngoại thương

Chương 6: Soạn thảo hợp đồng ngoại thương

Chương 7: Đàm phán và ký kết hợp đồng ngoại thương

Chương 8: Tổ chức thực hiện hợp đồng ngoại thương

Chương 10: Các chứng từ thông dụng trong ngoại thương

Bạn đọc có thể đăng nhập và đọc online tài liệu tại đây

Trung tâm Thông tin Thư viện Lương Định Của xin trân trọng giới thiệu đến bạn đọc!