Nên làm gì vào ngày lễ Phật Đản năm 2023? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ bên dưới.
Nên làm gì vào ngày lễ Phật Đản năm 2023? Hãy cùng tìm hiểu thông tin qua bài chia sẻ bên dưới.
Ngoài ra, phật tử nên đi chùa nghe giảng đạo, tụng kinh niệm Phật để giúp cho tâm hồn thanh thản, an nhiên hơn. Việc làm này đồng thời sẽ giúp cho phật tử suy ngẫm về những việc mình đã làm chưa tốt để sửa chữa, làm nhiều việc thiện hơn.
Lễ Phật Đản là ngày có ý nghĩa lớn trong năm, là dịp để mọi tụ họp cùng nhau tôn vinh và truyền bá những đạo đức tốt đẹp mà Đức Phật đã dạy. Dưới đây là một số hoạt động có thể làm vào ngày lễ
Ăn chay là một trong những phương pháp tu tập của các tín đồ Phật Giáo, nhằm giúp thanh tịnh và tập trung hơn vào sự tôn trọng và cảm tạ đối với các chân lý và giá trị đạo đức mà Đức Phật đã truyền bá. Trong ngày này, người ăn chay cũng sẽ không là những điều tàn ác, xấu xa, việc này cũng sẽ tích đức cho con cháu đời sau.
Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong Hội Phật giáo (Phật Đản, Vu lan, Thành đạo). Và đây cũng là dịp để mọi người cùng nhau tôn vinh và ghi nhớ những giá trị đạo đức mà Đức Phật đã dạy.
Theo truyền thuyết, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni đã chọn ngày 8 tháng 4 m lịch để sinh ra trên mảnh đất Lumbini, một vùng đất nằm ở phía Nam Nepal ngày nay. Đức Phật Thích Ca Mâu Ni là người đã khám phá ra con đường giác ngộ và giảng dạy về tình thương, lòng biết ơn, tình cảm và lòng nhân ái. Ông đã thực hiện nhiều kỳ tích và để lại cho chúng ta những bài giảng vô giá về tâm linh và đạo đức.
Sự ra đời của Đức Phật đã mở ra một thời kỳ mới trong lịch sử của Phật giáo và đã lan rộng khắp các nước trong khu vực Á Đông và trên toàn thế giới. Lễ Phật Đản được tổ chức hàng năm để tôn vinh sự thành đạt và đức tính của Đức Phật và để cầu nguyện cho bình an và hạnh phúc cho bản thân, gia đình và nhân loại.
Nếu bạn đang tìm tranh để trang trí bàn thờ Phật, gia tiên thì DecorNow sẽ là nơi phù hợp dành cho bạn. Vui lòng liên hệ DecorNow qua:
Lễ Phật Đản là một trong 3 ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật bên cạnh lễ Vu Lan và lễ Thành Đạo.
Lễ Phật Đản chính là ngày Đức Phật Thích Ca Mâu Ni chào đời tại vườn Lâm Tỳ Ni, tiếng Pali gọi là Vesak, tiếng Phạn là Vaisakha.
Trước năm 1959, các nước Đông Á thường tổ chức ngày lễ Phật Đản vào ngày 8/4 Âm lịch. Tuy nhiên, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên tại Colombo tổ chức ngày 25/5 đến 8/6/1950 thì 26 nước thành viên đã thống nhất ngày lễ Phật Đản quốc tế chính là ngày rằm tháng Tư Âm lịch hằng năm.
Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là một ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.
Tại Việt Nam, Lễ Phật Đản 2024 sẽ tổ chức từ thứ 4 ngày 15/5, tức thứ 4 ngày 22/5 Dương lịch.
Theo truyền thuyết Phật giáo, Đức Phật Thích Ca Mâu Ni xuất thân là Thái tử Tất Đạt Đa, dòng họ Cồ Đàm, vương tộc Thích Ca. Ngài được cho là sinh vào ngày rằm tháng tư âm lịch năm 624 trước Tây lịch (theo lý giải của phái Nam tông), mùng 8/4 âm lịch (theo lý giải của phái theo Bắc tông) tại vườn Lâm Tỳ Ni – nơi nằm giữa Ca Tỳ La Vệ và Devadaha ở Nepal.
Ngài đã trải qua quá trình ngộ đạo và tu hành khổ hạnh đã xuất thần thành Phật, giảng đạo khắp bốn phương, độ hóa chúng sinh, truyền bá Phật giáo rộng khắp. Để tưởng nhớ công đức của Ngài, ngày 8/4 hàng năm đã trở thành ngày lễ Phật Đản.
Theo Phật giáo Nam Tông và Phật giáo Tây Tạng thì ngày này là ngày Tam Hiệp (kỷ niệm Phật đản, Phật thành đạo và Phật nhập Niết Bàn). Ngày Phật Đản hay là lễ Vesak, Tam Hiệp được kỷ niệm vào các ngày khác nhau, tùy theo quốc gia. Tuy nhiên theo Phật giáo Bắc Tông và ảnh hưởng của Phật giáo Trung Hoa thì ngày này là ngày kỷ niệm ngày sinh của đức Phật Thích Ca.
Một số quốc gia có Phật tử chịu ảnh hưởng Phật giáo Bắc Tông (như Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Việt Nam) thường tổ chức ngày lễ Phật đản vào ngày mùng 8 tháng 4 âm lịch. Các quốc gia theo Nam Tông thường tổ chức vào ngày trăng tròn trong tháng 4 âm lịch hay là ngày trăng tròn trong tháng 5 dương lịch. Sau đó, tại Đại hội Phật giáo thế giới lần đầu tiên, các phái đoàn đến từ 26 quốc gia là thành viên mới thống nhất ngày Phật đản quốc tế là ngày rằm tháng Tư âm lịch.
Ngày lễ Phật Đản rất quan trọng đối với các nước theo đạo Phật nói chung và những người theo tôn giáo Phật giáo nói riêng. Đây là ngày nghỉ lễ tại một số Quốc gia như Thái Lan, Malaysia, Singapore, Hàn Quốc, Campuchia,Nepal, Sri Lanka,...
Vào những ngày này, các phật tử thường sẽ thực hiện các việc nhằm mục đích vinh danh tam bảo là Phật, Pháp và Tăng. Các hình thức diễn ra như tăng hoa, dâng hương hoặc nghe thuyết giảng phật pháp. Đồng thời các Phật tử còn thực hiện việc từ thiện, tặng quà hoặc phóng sinh,...
Ngày lễ Phật Đản là ngày có ý nghĩa đặc biệt, mang lại niềm vui có nhiều người. Những người có tâm thì thường sẽ làm những việc tốt để tích đức và phổ độ chúng sinh. Còn những người có hoàn cảnh khó khăn sẽ được giúp đỡ và được mọi người chia sẻ niềm vui.
Đặc biệt tại một số quốc gia, trong ngày lễ Phật Đản, các hoạt động bán thịt và sát sinh hoặc bán rượu được nghiêm cấm. Điển hình như tại Sri Lanka, các cửa hàng giát mổ sẽ được chính phủ nghiêm cấm và bắt buộc phải đóng cửa vào những ngày này.
Các loại động vật như chim, cá, thú hoang, côn trùng cũng được mọi người phóng sinh như là một sự giải thoát. Đây được cho là sự trả tự do cho các con vật bị cầm tù hoặc tra tấn. Trong những ngày này, các loại động vật sẽ hạn chế bị giết mổ nhất có thể và hầu hết sẽ được thả tự do.
Tại một số quốc gia khác, người dân sẽ thực hiện các nghi thức của địa phương cụ thể như ăn chay, niệm phật và làm nhiều điều tốt. Tại các Quốc gia như Ấn Độ và Nepal người dân sẽ mặc trang phục màu trắng và lên tịnh xá ăn chay, niệm phật. Còn ở hầu hết các Quốc gia tại Châu á đều có các lễ hội như thả đèn hoa đăng cầu nguyện, diễu hành xe hoa và thực hiện nghi lễ tụng niệm một cách trang trọng. Tại Hàn Quốc còn tổ chức lễ hội đèn hoa sen diễn ra tại Yeon Deung Hoe.
Đại lễ Phật đản hay là ngày kỷ niệm ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni vào năm 623 trước Công nguyên. Đây là lễ hội lớn của những người theo đạo Phật và những người mến mộ đạo Phật cũng như cộng đồng.
Đại lễ Phật đản là dịp không chỉ để tôn vinh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni, mà còn là dịp để ôn lại cuộc đời của Đức Phật trên phương diện một con người lịch sử cùng những lời dạy của ngài.
Theo lịch tổ chức hoạt động trong đại lễ Phật đản được các chùa công bố đến người dân, Phật tử, các hoạt động dịp đại lễ được tổ chức từ ngày mùng 8.4 đến ngày 15.4 âm lịch.
GHPGVN TP.HCM tổ chức đại lễ Phật đản tại Việt Nam Quốc Tự sáng 22.5
Thượng tọa Thích Trí Chơn, Phó trưởng ban Văn hóa Trung ương GHPGVN, Trưởng ban Văn hóa GHPGVN TP.HCM, viện chủ tu viện Khánh An cho biết, trong kinh văn không nói chuyện cụ thể là Đức Phật đản sinh ngày nào, mà chỉ viết là ngày trăng tròn tháng Vesak.
Theo thượng tọa, ngày trăng tròn tháng Vesak là tháng 2 của Myanmar, là tháng 6 của Thái Lan, Lào, trùng với tháng 5 dương lịch. Ngày trăng tròn cũng không ước lượng chính xác ngày nào, mà chỉ là ước lệ nên có sự chênh lệch.
Bên cạnh đó, sự chênh lệch lịch sử trên 3.000 năm nên ngày Phật đản chính xác là ngày mùng 8.4 hay 15.4 âm lịch cũng không được xác định rõ ràng. Thay vào đó, hiện nay, Phật đản không còn là 1 ngày mà GHPGVN tổ chức thành mùa Phật đản, kéo dài từ mùng 8.4 đến 15.4 âm lịch.
Quý tăng ni tham gia đại lễ Phật đản
Theo viện chủ tu viện Khánh An, ở góc độ lý luận khác, Phật giáo Nam truyền gọi lễ Phật đản là đại lễ Vesak – tháng Vesak của Ấn Độ cũng được gọi là lễ tam hợp (tháng Đức Phật ra đời, Đức Phật thành đạo, Đức Phật nhập Niết bàn cùng trong tháng Vesak).
Trong khi đó, Phật giáo Bắc truyền cho rằng Đức Phật ra đời vào tháng 4, Đức Phật nhập Niết bàn vào tháng 2 âm lịch và thành đạo vào tháng chạp. Do vậy, người ta lấy ngày mùng 8.4 là ngày ra đời của Đức Phật Thích Ca Mâu Ni.
Tuy nhiên, từ năm 1950, Hội Liên hữu Phật giáo thế giới đã công nhận ngày trăng tròn tháng 4 là ngày Đức Phật ra đời. Từ đó, Phật giáo Việt Nam lấy ngày trăng tròn tức là ngày rằm tháng 4 là ngày quyết định cho sự kiện này.
Thượng tọa Thích Trí Chơn cho hay, trong nguyên bản của bài kinh, khi Đức Phật bước xuống đi 7 bước có 7 hoa sen thì hoa sen biểu trưng cho sự thuần khiết; bên cạnh đó, 7 bước đi cũng thể hiện chân lý lời dạy của Đức Thế Tôn vượt qua không gian (đông, tây, nam, bắc) và vượt thời gian (quá khứ, hiện tại, tương lai). Những lời dạy của ngài không bị lỗi thời theo năm tháng.
Đó cũng là lý do là giáo lý của Đức Thế Tôn thì chỉ có 1, nhưng những người xuất gia tu hành, hôm nay đọc thì hiểu và cảm nhận thế này, nhưng ngày mai khi thời thế khác, cuộc sống biến động, đọc lại thì vẫn có những cảm nhận mới.
Các chùa, tu viện trang trí cờ dịp đại lễ Phật đản
Ngoài ra, 7 bước chân của Đức Phật cũng có ý nghĩa là ngài đã đi qua hết cả lục đạo luân hồi gồm: địa ngục, ngạ quỷ, súc sinh, người, a tu la, quỷ thần, trời.
Ngày nay, đại lễ Phật đản thường được tổ chức ngay trong trụ sở của Liên Hiệp Quốc vì đạo Phật là biểu tượng của hòa bình, hạnh phúc, an lạc, không có bóng dáng chiến tranh. Tất cả những gì chúng ta đang làm: hòa bình, hạnh phúc, an lạc, cảm thương, tình thương, từ bi đều giúp nâng cao giá trị đạo đức tâm linh.
"Ngày lễ Phật đản với hình ảnh Đức Phật sáng chói trong trái tim mỗi người như lời nhắc nhở, là dịp để chúng ta hoàn thiện chính mình... góp phần vào cuộc đời tươi đẹp", thượng tọa Trí Chơn chia sẻ.