DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
DOL có 15+ cơ sở tại TP.HCM, Hà Nội và Đà Nẵng
Thời gian qua, quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc về tổng thể duy trì xu thế phát triển ổn định và đạt được những tiến triển tích cực, đặc biệt là sau chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (30/10 - 01/11/2022).
Kể từ đầu năm 2023 đến nay, lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước tiếp tục duy trì trao đổi và tiếp xúc thường xuyên. Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Phạm Minh Chính đã hai lần sang thăm Trung Quốc và dự hội nghị đa phương quan trọng; bà Trương Thị Mai, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư, Trưởng Ban Tổ chức Trung ương và nhiều Ủy viên Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Việt Nam đã sang thăm Trung Quốc. Khi tình hình được khôi phục trở lại sau đại dịch COVID-19, cơ chế gặp gỡ người đứng đầu Bộ Chính trị hai Đảng cũng khôi phục trở lại và dự kiến sang năm 2024, hai bên sẽ tiếp tục tổ chức Hội thảo lý luận và nối lại những cơ chế trao đổi kinh nghiệm xây dựng Đảng, quản lý đất nước.
Trong nhiều năm qua, Trung Quốc đã duy trì vị thế là đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam và Việt Nam cũng là đối tác thương mại lớn nhất trong ASEAN của Trung Quốc. Đầu tư của Trung Quốc vào Việt Nam duy trì xu thế tăng trưởng nhanh chóng và bền vững.
Trong chuyến thăm chính thức Trung Quốc của Thủ tướng Phạm Minh Chính cuối tháng 6/2023, hai bên nhất trí nâng cao chất lượng hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư, đẩy mạnh kết nối giao thông, nhất là trong lĩnh vực đường sắt, đường bộ, hạ tầng cửa khẩu, nâng cao hiệu suất thông quan, duy trì giao thương thông suốt, bảo đảm chuỗi sản xuất và chuỗi cung ứng.
Phía Trung Quốc khẳng định sẽ tăng cường nhập khẩu hàng hoá của Việt Nam, nhất là hàng nông sản, tăng thêm hạn ngạch cho hàng hoá Việt Nam quá cảnh bằng đường sắt Trung Quốc đi nước thứ ba, mở rộng đầu tư chất lượng cao của Trung Quốc vào những lĩnh vực phù hợp với nhu cầu của Việt Nam.
Theo Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc Phạm Sao Mai, trong bối cảnh năm 2023 là năm kỷ niệm 15 năm quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc và kỷ niệm 10 năm hình thành và phát triển Sáng kiến Vành đai và Con đường (BRI), chuyến công tác Trung Quốc lần này của Chủ tịch nước Võ Văn Thưởng có ý nghĩa hết sức quan trọng, thể hiện sự coi trọng cao độ, ưu tiên hàng đầu của Đảng, Nhà nước ta trong việc phát triển quan hệ với Trung Quốc cũng như thể hiện sự hoan nghênh, coi trọng đối với các sáng kiến kết nối, trong đó có Sáng kiến Vành đai và Con đường vì mục tiêu hòa bình, ổn định và phồn vinh tại khu vực và trên thế giới.
Đây là dịp để Lãnh đạo cấp cao hai nước tiếp tục đi sâu trao đổi các biện pháp nhằm cụ thể hóa nhận thức chung cấp cao, nhất là chuyến thăm chính thức Trung Quốc có ý nghĩa lịch sử của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (tháng 10/2022), thúc đẩy quan hệ Đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Trung Quốc tiếp tục phát triển ổn định, lành mạnh, ngày càng đi vào chiều sâu, thực chất với tin cậy chính trị cao hơn, hợp tác thiết thực sâu hơn.
Khi xác lập quan hệ thương mại song phương, các quốc gia thông thường sẽ kí kết điều ước quốc tế song phương, mà có thường dùng với tên gọi là Hiệp định thương mại song phương. Hiệp định Thương mại Song phương là một hiệp định (điều ước quốc tế) do hai bên chủ thể trong quan hệ quốc tế ký kết với mục đích xác lập mối quan hệ pháp lý giữa hai bên trong hoạt động thương mại quốc tế. Nội dung của từng loại hiệp định thương mại song phương sẽ đề cập đến từng lĩnh vực khác nhau như thương mại hàng hóa, dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ,…. Những quy định trong hiệp định thương mại song phương điều chỉnh các quan hệ pháp lý giữa hai bên kí kết hiệp định.
Với bản chất là một điều ước quốc tế, nên hiệp định thương mại song phương mang những đặc điểm chung của các điều ước quốc tế. Hiệp định thương mại song phương là văn bản pháp lý quốc tế do các chủ thể của pháp luật quốc tế thỏa thuận xây dựng nên trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng nhằm ấn định, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ giữa các chủ thể trong quan hệ thương mại quốc tế. hiệp định thương mại song phương có những đặc điểm cơ bản sau :
– Thứ nhất, hiệp định thương mại song phương là một văn bản pháp lý
Văn bản là hình thức tồn tại rất phổ biến của điều ước quốc tế. Khi đề cập đến điều ước quốc tế nói chung và hiệp định thương mại song phương nói riêng dù trong thực tiễn hay trong các văn bản pháp luật, điều ước quốc tế được nhắc đến thường chỉ là những điều ước thành văn. Công ước Viên năm 1969 cũng như pháp luật kí kết điều ước quốc tế của các quốc gia đều quy định hình thức có giá trị pháp lý ghi nhận kết quả thỏa thuận giữa các quốc gia là bằng văn bản. Do vậy mà các hiệp định thương mại song phương thường được thể hiện bằng văn bản.
– Thứ hai, chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế
Xác định rõ tư cách chủ thể của hiệp định thương mại song phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng bởi đó là một trong những yếu tố quyết định giá trị pháp lý của văn bản điều ước được ký kết. Bản chất của luật quốc tế là hình thành từ sự thỏa thuận nên trong quan hệ quốc tế không có cơ quan lập pháp chuyên trách. Hiệp định thương mại song phương là văn bản chứa đựng các nguyên tắc, quy phạm pháp luật thương mại quốc tế do chủ thể luật quốc tế xây dựng, tạo lập nên. Bởi vậy, về mặt nguyên tắc, những thực thể không có tư cách chủ thể luật quốc tế thì không phải là chủ thể của hiệp định thương mại song phương hay nói cách khác chủ thể của hiệp định thương mại song phương là chủ thể luật quốc tế.
Ngoài quốc gia – chủ thể cơ bản của luật quốc tế và có quyền tham gia ký kết điều ước quốc tế thì còn có các chủ thể khác của luật quốc tế mà điển hình là tổ chức quốc tế liên chính phủ ( Ví dụ : Liên hợp quốc, ASEAN… ) đang tham gia ngày càng nhiều vào quan hệ thương mại quốc tế nói chung và quan hệ thương mại song phương nói riêng. Trong hầu hết các trường hợp, các quốc gia đều trực tiếp tham gia ký kết hiệp định thương mại song phương (thông qua các đại diện đương nhiên hoặc đại diện được ủy quyền của quốc gia).
– Thứ ba, bản chất pháp lý của hiệp định thương mại song phương là sự thỏa thuận.
Trong điều kiện luật quốc tế không tồn tại một cơ chế quyền lực chung để xây dựng và cưỡng chế việc thực thi, tuân thủ pháp luật thì thỏa thuận là phương thức nền tảng để hình thành hệ thống quy phạm pháp luật quốc tế. Mặt khác cơ sở cho việc thiết lập các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm pháp lý quốc tế của các thành viên điều ước là ý chí thỏa thuận giữa các chủ thể ký kết. Sự thỏa thuận không chỉ thể hiện ở nội dung mà cả trong hình thức của hiệp định. Hiệp định thương mại song phương ra đời không những phải dựa trên sự thỏa thuận mà sự thỏa thuận đó còn phải phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Một hiệp định thương mại song phương được ký kết mà không dựa trên sự thỏa thuận hoặc thỏa thuận trái với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế thì sẽ không có hiệu lực pháp lý.
Như vậy tiêu chí đánh giá tính hợp pháp của sự thỏa thuận giữa các bên là các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế. Tiêu chí này khi được đáp ứng thì nội dung thỏa thuận, hình thức của thỏa thuận, số lượng các văn bản ghi nhận sự thỏa thuận… được các bên thống nhất sẽ có trị ràng buộc. Đối với hiệp định thương mại song phương bất thành văn, khi đã được các chủ thể luật quốc tế nhất trí sử dụng hình thức này thì giá trị hiệu lực của điều ước này phải được bảo đảm và công nhận. Sự thỏa thuận của các chủ thể trong quan hệ hiệp định thương mại song phương không chỉ được thể hiện thông qua các hành vi cụ thể như : đàm phán, ký, phê chuẩn… điều ước đó mà còn có thể được thông qua việc chủ thể chấp nhận hiệu lực của điều ước có sẵn.
– Thứ tư, hiệp định thương mại song phương được điều chỉnh bởi luật quốc tế.
Quá trình hình thành các văn bản hiệp định thương mại song phương phải được tiến hành trên cơ sở các quy định của luật quốc tế. Luật quốc tế không chỉ điều chỉnh quá trình ký kết, nội dung ký kết mà còn điều chỉnh cả việc thực hiện hiệp định thương mại song phương sau khi có hiệu lực. Điển hình như các nguyên tắc : tự nguyện, bình đẳng, phù hợp giữa nội dung của hiệp định với các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế, Pacta sunt servanda… chính là cơ sở quan trọng xác định hiệu lực của hiệp định, xác định quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ điều ước. Một thỏa thuận thương mại quốc tế giữa hai quốc gia sẽ không có giá trị của một hiệp định thương mại song phương nếu thỏa thuận đó không được điều chỉnh bởi luật quốc tế. Nói cách khác khi thỏa thuận được tiến hành giữa các quốc gia nhưng luật áp dụng lại là luật của một trong các bên ký kết thì văn kiện hình thành không có giá trị pháp lý của một điều ước. Đặc điểm này là một trong những dấu hiệu phân biệt hiệp định thương mại song phương với một văn bản không phải là hiệp định thương mại song phương.