Bạn cần mua thêm 500,000₫ để được miễn phí vận chuyển
Bạn cần mua thêm 500,000₫ để được miễn phí vận chuyển
Để người bệnh ở tư thế thuận lợi hoặc nằm trên giường trước khi thay băng.
Người thay băng phải rửa tay bằng xà phòng (hoặc có thể mang găng tay khi thực hiện) đặt gối để vết thương được bộc lộ.
Cởi bỏ băng cũ: cởi từ từ, nhẹ nhàng tránh gây đau đớn cho bệnh nhân hay làm vết thương chảy máu. Nếu thấy dịch, máu thấm dính vào băng nên thấm nước rửa vết thương rồi tháo băng.
Bỏ gạc cũ trên bề mặt vết thương.
Quan sát, đánh giá tình trạng vết thương.
Dùng gạc thấm dung dịch rửa vết thương, rửa từ trong vết thương ra ngoài chỗ lành, rửa nhẹ nhàng, không chà xát mạnh.
Thấm nhẹ vết thương bằng miếng gạc sạch.
Đắp gạc vô khuẩn lên bề mặt vết thương rồi băng lại.
Vết thương có khâu, vết thương khô sạch. Sau 5 ngày cắt chỉ vết thương ở vùng đầu và 7 ngày cắt chỉ vết thương ở vùng khác trên cơ thể. Nếu không có các kỹ năng, tốt nhất bạn nên đưa người bệnh đến các cơ sở y tế để bác sĩ giúp bạn làm thủ thuật cắt chỉ (nếu sử dụng chỉ tự tiêu thì không cần cắt chỉ).
Sau khi cắt chỉ vết thương sẽ mọc da non nên bạn chú ý theo dõi để không bị nhiễm trùng.
Bên cạnh việc băng vết thương, bạn cũng nên thực hiện cách chăm sóc dưới đây để vết thương nhanh lành và không để lại sẹo:
Giữ vết mổ luôn khô, sạch: Không sử dụng các loại thuốc hay đắp các bài thuốc dân gian khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ.
Nếu vết thương nhẹ, bác sĩ cho phép tắm, bạn nên tắm nhanh, không tắm nước quá nóng, tắm quá lâu hoặc ngâm cơ thể trong bồn tắm sẽ dễ gây nhiễm trùng vết thương.
Không vận động mạnh ảnh hưởng trực tiếp lên vết mổ.
Tránh tiếp xúc vết mổ với ánh sáng.
Có thể băng kín vết mổ để tránh sự xâm nhập của vi khuẩn nhưng phải sạch sẽ, thoáng.
Vết thương nhanh lành hay không phụ thuộc vào nhiều yếu tố: độ tuổi, cơ địa, bệnh mạn tính, tình trạng dinh dưỡng, sức đề kháng, xạ trị,... Việc làm giữ sạch vết thương và cung cấp các chất cần thiết cho cơ thể để nhanh phục hồi là vô cùng quan trọng. Các chất bạn cần bổ sung là: protein, albumin, carbohydrates, chất béo, vitamin A, C, K, vitamin B1, B6, B12, đồng, sắt, kẽm.
Sẹo là hệ quả của quá trình tự phục hồi của cơ thể. Sẹo không giống nhau ở người có cơ địa khác nhau. Về mặt dinh dưỡng, nếu bạn bổ sung nhiều protein à chất kẽm có thể hạn chế sẹo. Trong dân gian khuyên bạn nên hạn chế tối đa các thực phẩm như đồ tanh, trứng, hải sản, đồ nếp, rau muống,... để hạn chế sẹo xấu trên vết thương.
Thay băng và chăm sóc vết thương sau khi mổ là yếu tố quan trọng trong quá trình hoàn thiện và làm lành vết thương của cả bên trong và bên ngoài. Chính vì vậy, bạn nên tìm hiểu và thực hiện các cách chăm sóc hợp lý để không để lại những hậu quả đáng tiếc sau quá trình phẫu thuật.
Thay băng vết thương sau mổ là một trong những bước quan trọng để vết thương nhanh lành sau khi bệnh nhân xuất viện.
Sau ca phẫu thuật một khoảng thời gian nhất định, tùy vào mức độ nặng nhẹ của vết thương, sức khỏe của người bệnh mà các bác sĩ sẽ cho bệnh nhân xuất viện. Tuy nhiên, đây cũng là khoảng thời gian mà bệnh nhân và người nhà cần có sự chăm sóc vết mổ cẩn thận để vết thương nhanh lành, không gây biến chứng và không để lại sẹo.
Cách thay băng vết thương sau mổ như thế nào để đúng cách, không bị nhiễm trùng, hạn chế gây đau đớn cho người bệnh là một trong những vấn đề băn khoăn của nhiều người.